Nôn trớ ở trẻ, nguyên nhân và cách xử trí

NGÀY ĐĂNG: 20/07/2017
Trẻ nôn trớ luôn khiến ba mẹ, ông bà lo lắng. Để hạn chế nôn trớ ở trẻ và bình tĩnh hơn trong những trường hợp này, ba mẹ hãy lắng nghe những điều BS.Lê Thị Hải chia sẻ: 1. Nôn trớ là gì? Nôn trớ là là hiện tượng các chất chứa chứa trong […]

Trẻ nôn trớ luôn khiến ba mẹ, ông bà lo lắng. Để hạn chế nôn trớ ở trẻ và bình tĩnh hơn trong những trường hợp này, ba mẹ hãy lắng nghe những điều BS.Lê Thị Hải chia sẻ:

1. Nôn trớ là gì?

Nôn trớ là là hiện tượng các chất chứa chứa trong dạ dày (thức ăn, dịch dạ dày…) bị tống ra ngoài theo đường miệng. Có khoảng 20-50% bé sơ sinh thường bị nôn trớ sau ăn do dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, nhưng ngoài 12 tháng tuổi sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Nôn trớ củng là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị một số bệnh, mẹ nên đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp và chuẩn bị cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dù sao mẹ cũng nên xác định tinh thần là bé sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn đầu đời.

nôn trớ ở trẻ

2. Các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ và cách xử trí

Nôn trớ ở trẻ do các vấn đề dinh dưỡng

Ngừng cho bé ăn thức ăn gây ngộ độc/dị ứng, để bé nôn hết phần thức ăn đã ăn, không dùng thuốc chống nôn. Chuyển sang cho bé ăn các các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và ăn làm nhiều bữa để bù lại.

Không ép bé ăn

Chọn thức ăn hợp khẩu vị của bé

Tránh cho bé ăn quá no. Khi ăn xong ôm bé hoặc đặt bé ở tư thế đấu cao hơn thân khoảng 10-15 phút.

Không cho bé ăn miếng quá lớn. Không để thìa trong miệng trẻ quá lâu khiến thìa chạm vào răng, họng gây phản xạ nôn.

Nộn trớ ở trẻ do bệnh

Các bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, hẹp môn vị, viêm ruột, tiêu chảy cấp, viêm tai mũi họng, viêm phổi và nhiều bệnh khác đểu có thể khiến bé bị nôn trớ. Khi bị bệnh, ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần cho bé một chế độ ăn hợp lý.

Với đa sỗ các bệnh gây nôn trớ, mẹ nên cho bé ăn thức dễ tiêu, ít xơ (thịt lợn, thịt gà, cà rốt, đu đủ, chuối, sữa chua) chế biến lỏng, tránh các thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng (bắp cải, súp lơ, táo, đậu, đồ chiên, xào nhiểu chất béo), ăn làm nhiểu bữa nhỏ. Riêng đối với bệnh trào ngược thực quản, mẹ cũng cho bé ăn làm nhiều bữa các thức ăn dễ tiêu, nhưng nên chế biến đặc hơn.

Theo “Sổ tay ăn dặm”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay