Sự phát triển thính giác của trẻ trong những năm đầu đời như thế nào?

NGÀY ĐĂNG: 24/05/2017
Mặc dù trẻ có thể nghe được ngay từ khi mới chào đời, nhưng mức độ chọn lọc âm thanh, cũng như nhận biết ý nghĩa của âm thanh và việc lắng nghe thì mỗi thời điểm một khác. Sự phát triển thính giác của trẻ trải qua những giai đoạn như sau: Khi mới […]

Mặc dù trẻ có thể nghe được ngay từ khi mới chào đời, nhưng mức độ chọn lọc âm thanh, cũng như nhận biết ý nghĩa của âm thanh và việc lắng nghe thì mỗi thời điểm một khác. Sự phát triển thính giác của trẻ trải qua những giai đoạn như sau:

Khi mới sinh: Bé biểu hiện phản xạ do giật mình, hay phản xạ Moro, bằng cách đưa tay và chân ta ngoài để đáp ứng với tiếng ồn.

Khoảng 1 – 2 tháng tuổi: Trẻ tạo ra những âm thanh thủ thỉ khi “trò chuyện” với bạn. Bé thích thú quan sát môi của người đối diện khi họ đang nói, và cười đáp lại.

Khoảng 4 tháng tuổi: Trẻ lặng yên khi nghe giọng nói của bạn, mặc dù không nhìn thấy bạn và bé thường quay đầu về phía có tiếng nói đó. Trẻ bắt đầu cười to.

Khoảng 6 tháng tuổi: Mặc dù dễ bị chi phối bởi những âm thanh xung quanh, nhưng bé cũng đã bắt đầu biết chọn lọc âm thanh. Trừ khi bé bị cuốn hút vào đồ chơi hấp dẫn nào đó, khi nghe giọng nói của bạn bé sẽ quay đầu về phía bạn và có thể chuyển qua lắng nghe những âm thanh nhỏ hơn bên cạnh. Bé có thể bắt chước một số âm thanh, la hét để thu hút sự chú ý và có thể phát âm hoặc nói bập bẹ bằng cách dùng những âm tiết đơn hoặc đôi.

Sự phát triển thính giác của trẻ

Khoảng 9 tháng tuổi: Sự phát triển thính giác của trẻ biểu hiện qua việc trẻ có thể nhận biết một số từ, chẳng hạn tên của mình, và hiểu khải niệm “không được”, biểu hiện cụ thể là trẻ sẽ ngưng lại hoặc do dự khi đang làm một việc gì đó. Trẻ sẽ biết vẫy tay chào tạm biệt. Trẻ có thể tạo cho bạn cảm giác hình như bé đang lắng nghe người khác nói chuyện.

Trẻ sẽ đáp ứng khi được gọi tên và nói bập bẹ theo chuỗi âm tiết.

Khoảng 10 tháng tuổi: Bé sẽ có thể lắng nghe người khác nói chuyện và không bị chi phối bởi những âm thanh khác. Bé thường ngừng lại khi đang làm một việc gì đó, nếu nghe người khác nói “không được”.

Khoảng 12 tháng tuổi: Bé có thể duy trì hứng thú trong một thời gian dài hơn khi nghe người khác nói chuyện, cũng như có thể vừa quan sát vừa lắng nghe. Khả năng xác định vị trí phát ra âm thanh của bé đã tốt như người lớn. Bé có thể đưa cho bạn món đồ chơi hoặc những vật khác khi yêu cầu.

Khoảng 15 tháng tuổi: Bé dùng vài từ có thể nhận ra được trong ngữ cảnh chính xác (chẳng hạn “uống sữa”). Bé có thể tuân theo những mệnh lệnh đơn giản và có thể chỉ một bộ phận của cơ thể khi được hỏi.

Khoảng 18 – 24 tháng tuổi: Lúc này sự phát triển thính giác của trẻ đã ở một mức cao hơn, bé tiếp thu nhanh khi nghe người khác nói chuyện. Bé có thể gọi tên những bộ phận phổ biến trong nhà. Bé đã bắt đầu tham gia vào câu chuyện có liên quan trực tiếp đến bé và có thể lặp đi lặp lại những từ nổi bật hoặc từ cuối cùng trong một câu.

Lúc 24 tháng: Bé đã hiểu được nhiều từ, dùng những cụm từ có hai từ và cso thể làm theo mệnh lệnh gồm hai bước (ví dụ bạn có thể nói với bé rằng “Con hãy tìm con gấu bông và mang lại đây cho mẹ”). Bé biết được nhiều bộ phận cơ thể và sẽ nói về bản thân mình bằng cách xưng tên.

Lúc 3 tuổi: Bé lắng nghe các câu chuyện một cách háo hức và muốn nghe kể lại câu chuyện ưa thích. Bé nói được câu có 3 từ.

Lúc 4 tuổi: Sự phát triển thính giác của trẻ ở một “level” cao hơn, thể hiện ở việc trẻ có thể lắng nghe và kể lại những câu chuyện dài và thích nghe nói đùa.

Lúc 4.5 tuổi: Khi nói thành câu, ngữ pháp của bé đã chính xác hơn.

Theo “5 năm đầu đời của bé”

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng –  bột ăn dặmcháo ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay