Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có cần điều trị ngay?

NGÀY ĐĂNG: 10/06/2017
Thoát vị rốn là một hiện tượng lành tính, và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hơn 90% các trường hợp thoát vị rốn tự phục hồi khi trẻ được 2 tuổi, và không cần phải có bất kì can thiệp nào. Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì? Thoát vị rốn […]

Thoát vị rốn là một hiện tượng lành tính, và khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hơn 90% các trường hợp thoát vị rốn tự phục hồi khi trẻ được 2 tuổi, và không cần phải có bất kì can thiệp nào.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Thoát vị rốn là hệ quả của việc thành bụng của trẻ còn chưa đóng lại hết khiến rốn trở nên thông với ổ bụng trong của trẻ qua cái lỗ này. Vì vậy, có thể có một số cấu trúc trong bụng, như mô mềm, mô mỡ, hoặc đôi khi là ruột non của trẻ, cũng có thể lọt qua cái lỗ, làm phình rốn lên. Khi áp lực tăng lên do các hoạt động của bé, như ói, rặn, ho… các cấu trúc này càng bị đẩy qua lỗ, làm cục lồi to hơn. Khi mẹ lấy tay ấn vào thì cấu trúc linh động này lại bị đẩy qua lỗ hở, chui vào bụng lại.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có cần điều trị ngay không?

Thoát vị rốn là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là những bé sinh non, trẻ bị bệnh Down, hoặc các bệnh lý đặc biệt khác làm tăng áp lực ổ bụng, hoặc làm nhão thành cơ bụng.

thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Vì thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là do thành bụng chưa đóng hết, nên việc chèn ép, chặn, ép cục lồi đó bằng đồng xu, băng gạc, nút chai, vật cứng… là hoàn toàn không có tác dụng, mà còn có thể gây thêm khó chịu, cũng như nguy cơ tổn thương vùng da bị chèn ép. Khi bé lớn dần lên thì cơ bụng của bé cũng tự hoàn chỉnh dần, và đa số sẽ tự hết khi trẻ được 2 tuổi.

Tuy thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có thể gây tắc ruột nếu ruột bị kẹt trong cục lồi, nhưng nguy cơ này cực thấp. Vì vậy có thể an tâm theo dõi cục lồi đó trong 2 năm đầu đời của trẻ.

Khi nào thoát vị rốn cần phải điều trị?

Trong trường hợp, cục lồi đó không thu nhỏ khi ấn vào, hoặc ấn vào trẻ đau, khó chịu, quấy khóc, hoặc bụng trẻ phình nhiều, vùng da cục thoát vị đổi màu đỏ, và trẻ ói nhiều, trể có thể bị nghẹt thoát vị rốn. Khi đó, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức.

Trường hợp khác là khi trẻ được 2 tuổi mà cục thoát vị rốn vẫn còn, ba mẹ cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra xem có phải phẫu thuật để đóng lỗ thành bụng lại. Một số bé có thoát vị rốn rất lớn cũng thường được các bác sĩ khuyến cáo phẫu thuật sớm hơn chứ không chờ đến khi trẻ được 2 tuổi.

Phẫu thuật thoát vị rốn là phẫu thuật khá đơn giản, nhưng phải gây mê hoàn toàn cho trẻ. Trẻ chỉ cần ở lại bệnh viện ngắn ngày rồi về. Một số bệnh viện còn có thể thu xếp cho trẻ phẫu thuật thoát vị rốn và về trong ngày luôn, tùy từng trường hợp.

Theo “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay