Thóp của trẻ sơ sinh và những điều cần phải biết

NGÀY ĐĂNG: 10/02/2018
Thóp của trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi, để gắn kết các xương đầu lại với nhau, vì lúc trẻ sinh ra, các khớp xương giưa các mảnh xương đầu chưa cứng lại với nhau. Đây cũng là phần cơ thể mà các bà các mẹ chăm sóc rất cẩn thận. Thóp đầu […]

Thóp của trẻ sơ sinh có cấu trúc màng sợi, để gắn kết các xương đầu lại với nhau, vì lúc trẻ sinh ra, các khớp xương giưa các mảnh xương đầu chưa cứng lại với nhau. Đây cũng là phần cơ thể mà các bà các mẹ chăm sóc rất cẩn thận.

Thóp đầu của trẻ

Mọi người thường biết đến thóp trước của trẻ – phần trên trán của trẻ, phập phồng, đây là thóp lớn nên dễ thấy nhất. Nhưng ngoài thóp trước ra thì bé còn nhiều thóp khác nữa đấy các mom ạ! Lúc sinh ra, bé có đến những 6 cái thóp” 1 thóp trước, 1 thóp sau, 2 thóp xương bướm nằm ngay vùng thái dương hai bên, và 2 thóp xương chẩm, nằm ở góc sau tai trẻ. 4 thóp nhỏ ở xương bướm và xương chẩm này rất nhỏ, và mau đóng lại, nên thật sự không ai quan tâm mấy.

thóp của trẻ

Thóp trước của trẻ có một đặc điểm là thay đổi kích thước rất nhanh và rất nhiều, ở cùng một bé và giữa các bé với nhau. Trong ngày đầu đời của trẻ, thóp trước có kích thước trung bình khoảng 2.1cm, nhưng có thể thay đổi từ 0.6cm đến 3.6cm, tùy từng bé. Trong những tháng đầu đời, thóp trước có thể lớn dần. Thời gian đóng thóp trước thường cũng thay đổi rất nhiều, không theo chuẩn nào, trung bình là 14 tháng tuổi. Sau 2 tuổi, 96% trẻ sẽ có thóp đóng, nếu bé nào chưa đóng thóp khi được 2 tuổi thì ba mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Chăm sóc thóp của trẻ sơ sinh

Vài ngày đầu khi trẻ mới sinh, hoặc khi thời tiết lạnh thì ba mẹ nên đội cho bé một chiếc mũ để giữ thân nhiệt cho trẻ, do bé thoát nhiệt từ đầu nhiều. Tuy nhiên, ba mẹ phải biết điều này không liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ thóp và giữ ấm cho não, bởi trong khung xương đầu, não của trẻ lúc nào cũng được bao bọc bảo vệ bởi một loại dịch đặc biệt – dịch não tủy, giúp não được cân băng nhiệt độ cũng như hoạt hoạt động như một lớp “chống sốc”, bảo vệ não khi có chấn thương đầu. Vì vậy, sau tuần tuổi đầu tiên, việc đội mũ để giữ ấm thóp cho trẻ không có tác dụng gì.

Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết: nếu bé không bệnh, không sốt, không bị mất nước do ói, tiêu chảy, và bé bú tốt, vui chơi tốt, tè tốt thì việc thóp bé lúc đó có lõm hay trồi hoàn toàn không có giá trị gì về việc phản ánh sức khỏe của trẻ, và vì vậy, ba mẹ ông bà không cần phải chú ý, hoặc lo lắng làm gì. Không cần phải quá để ý đến thóp của trẻ, chỉ cần biết có sự hiện diện của nó là được.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay