Tìm hiểu thêm về vaccine sởi (hay sởi – quai bị – rubella, còn gọi là vaccine MMR)

NGÀY ĐĂNG: 04/07/2017
Vào năm 2014, vấn đề lây nhiễm chéo bệnh sởi ở các bệnh nhi tại bệnh viện tuyến đầu Hà Nội đã khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Làm sao phòng ngừa được bệnh sởi? Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất bệnh sởi có phải là chích ngừa sởi ? Cũng như có nhiều thắc mắc […]

Vào năm 2014, vấn đề lây nhiễm chéo bệnh sởi ở các bệnh nhi tại bệnh viện tuyến đầu Hà Nội đã khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Làm sao phòng ngừa được bệnh sởi? Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất bệnh sởi có phải là chích ngừa sởi ? Cũng như có nhiều thắc mắc xung quanh lịch chích ngừa sởi: chích một mũi hay hai mũi, chích lúc mấy tháng tuổi thì được, lúc nào chích nhắc lại mũi 2…

Vaccine sởi (cũng như quai bị, rubella hay trái rạ) là vaccine sống giảm độc lực, có nghĩa đó là virus sởi sống nhưng đã làm yếu đi để không gây ra bệnh thực sự. Thường ở những nước đang phát triển như Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng chích mũi sởi đầu tiên cho trẻ 9 tháng tuổi. Nhưng trước khi chào đời, trẻ nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai, trong đó có thể đã có kháng thể chống lại sởi. Kháng thể này sẽ được sử dụng dần và thường hết lúc trẻ khoảng 1 tuổi. Do đó, khi trẻ được chích vaccine sởi trước 1 tuổi, kháng thể còn trong máu sẽ tiêu diệt một phần vaccine sởi đó (tiêu hủy bao nhiêu không biết được), vì thế, cơ thể chỉ đáp ứng tạo kháng thể đối với phần vaccine còn lại, có thể là chỉ còn 50% hay 60% vaccine chích vào. Hiện tượng này gọi là đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn. Vì thế mũi vaccine sởi trước khi trẻ được 1 tuổi không được tính là mũi chích đầu tiên. Chính vì không được đáp ứng miễn dịch hoàn toàn, nên nếu sau 1 tuổi mà trẻ không được chích nhắc lại mũi vaccine sởi, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, những trẻ này đã có đáp ứng miên dịch nên nếu bị sởi thì thường sẽ bị nhẹ hơn những trẻ chưa chích ngừa sởi bao giờ.

tiêm phòng cho trẻ

Vaccine sởi trước 1 tuổi dù không giúp trẻ đáp ứng miễn dịch hoàn toàn nhưng vẫn có hiệu quả bảo vệ tạm thời, vì thế, nếu có dịch sởi, trẻ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi vẫn có thể chích một mũi sởi để bảo vệ tạm thời. Nếu trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi và chưa được chích ngừa sởi, thì chích ngừa sởi cho trẻ trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc cũng có thể giảm nguy cơ bị bệnh sởi hay giảm nguy cơ bị sởi nặng.

Từ 1 tuổi trở lên, trẻ phải chích lại mũi sởi (thường trẻ được chích mũi MMR) và lúc đó mới tính là mũi chích đầu tiên (mũi 1). Nếu trẻ chích vaccine sởi đầu tiên vào lúc 1 tuổi trở lên thì đáp ứng miễn dịch được xem là hoàn toàn và lượng kháng thể tạo ra đủ sử dụng trong vài năm. Trẻ sẽ được chích nhắc lại một mũi vaccine sởi (hay MMR) trong khoảng 4 – 6 tuổi (mũi 2). Không nhất thiết phải tiêm nhắc lại sớm hơn, tuy nhiên muốn tiêm nhắc sớm hơn cũng được, miễn là phải cách mũi vaccinet rước tối thiểu 4 tuần lễ. Nếu trẻ chích mũi đầu tiên sau 1 tuổi thì hiệu quả bảo vệ của vaccine sởi là hơn 97%. Trẻ đã được chích ngừa sởi rồi và đã chích theo lịch đầy đủ thì bạn không phải lo lắng quá mức dù có dịch sởi bùng phát.

Như mọi loại vaccine khác, vaccine sởi cũng có thể có một số phụ. Có khoảng 10% trẻ được chích ngừa sởi có thể sốt và phát ban sau khi tiêm khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên tình trạng trẻ bị phản ứng này rất nhẹ và tự khỏi. Vaccine sởi là vaccine sống nên trên nguyên tác không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai hay người đang suy giảm miễn dịch. Đương nhiên, người dị ứng nặng với thành phần trong vaccine sởi (ví dụ dị ứng với kháng sinh neomycine) cũng không tiêm vaccine này được. Vaccine sởi vẫn có thể tiêm cho phụ nữ đang cho con bú. Việc chích ngừa sởi kịp thời và đủ là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sởi.

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay