Trẻ biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn trong giai đoạn ăn dặm

NGÀY ĐĂNG: 10/11/2016
Có rất nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm, trong đó nguyên nhân top đầu là biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn. Cha mẹ nên biết, nếu đến giai đoạn, độ tuổi cần chuyển cấu trúc ăn mà bé vẫn không được chuyển hoặc […]

Có rất nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ trong giai đoạn ăn dặm, trong đó nguyên nhân top đầu là biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn. Cha mẹ nên biết, nếu đến giai đoạn, độ tuổi cần chuyển cấu trúc ăn mà bé vẫn không được chuyển hoặc là chuyển trễ sau một tháng sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn.

Bé biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn

Biểu hiện rối loạn cấu trúc thức ăn ở trẻ

Các bé rối loạn cấu trúc thức ăn thường có biểu hiện ngậm miệng không nuốt, nhè thức ăn, hay thậm chí là phun bỏ thức ăn ra khỏi miệng. Bé từ chối ăn cháo loãng, chỉ đòi ăn cơm hoặc cháo đặc; hay chỉ ăn cháo loãng dù đã qua độ tuổi ăn cháo loãng; thậm chí, thời gian trước bé ăn cháo khá tốt, nhưng giờ không ăn nữa, chỉ bú mẹ hoặc sữa công thức.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn

Cha mẹ không nên kéo dài cấu trúc thức ăn không đúng, không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cha mẹ nên chú ý thay đổi cấu trúc thức ăn theo từng độ tuổi của bé. Theo hướng dẫn của BYT Anh, cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ được phân bổ như sau:

Biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn

Cha mẹ nên kiên trì giới thiệu cấu trúc thức ăn đúng cho bé. Nếu bé không chịu ăn, thì không nên ngưng một thời gian rồi giới thiệu lại, mà vẫn cố gắng giới thiệu hằng ngày cho bé, dù bé có ăn hay không. Trong bữa ăn của trẻ, nếu bé không ăn trong 10 phút thì ngưng, rồi tiếp tục giới thiệu lại với bé sau 2 tiếng. Lưu ý cha mẹ giới thiệu không quá 3 lần một ngày với bé có 1 bữa/ngày và giới thiệu không quá 4 lần/ngày với bé ăn 2-3 bữa/ngày.

Các cha mẹ, cũng nên chế biến món ăn đa dạng, đủ loại, có chế độ ăn hợp lý. Tuy nhiên, thức ăn nên nấu riêng, không nên trộn chung và giới thiệu từng món riêng cho bé để bé có thể cảm nhận vị của các loại thức ăn, phát triển gai vị giác.

Lưu ý, cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt Mama:

1.Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm).
2.Thời gian ăn không quá 30 phút cho bữa ăn chính và 20 phút cho bữa ăn phụ.
3.Không TV, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh.
4.Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
5.Lượng sữa không quá 500-600ml đối với các bé.
6.Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay