3 nguyên tắc vàng trong xây dựng thực đơn ăn dặm chuẩn cho trẻ

NGÀY ĐĂNG: 21/03/2017
Trong giai đoạn một năm đầu đời của trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều mà ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm hàng đầu. Muốn xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ một cách chuẩn chỉnh thì bố mẹ hãy bám chắc 3 nguyên tắc dưới đây. 1. Cho trẻ […]

Trong giai đoạn một năm đầu đời của trẻ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều mà ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm hàng đầu. Muốn xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ một cách chuẩn chỉnh thì bố mẹ hãy bám chắc 3 nguyên tắc dưới đây.

1. Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn

Đây là nguyên tắc hàng đầu trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm thức ăn: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và nhóm chất béo. Mỗi một nhóm thức ăn này đều có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc thiếu, hay thừa những nhóm thức ăn trên đều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của trẻ.

Nhóm chất tinh bột (gạo, bột mì, ngũ cốc…): giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ…

Nhóm chất đạm/protein (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc vừng…) là nguyên liệu chính xây dựng tế bào, các cơ, xương, giúp vận chuyển các dưỡng chất và cung cấp năng lượng…

Nhóm vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả) giúp duy trì chức năng sinh lý và sinh hóa của cơ thể… giúp cơ thể chuyển hóa chất, tăng sức đề kháng…

Nhóm chất béo (trong dầu, mỡ, bơ…) là nguồn cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, đồng thời là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E. K…

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé

2. Ăn đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi

Việc cha mẹ không cho con ăn đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi, chẳng hạn như kéo dài cấu trúc bột ăn dặm/cháo rây loãng đến khi trẻ 8,9 tháng tuổi, hay đột ngột cho trẻ ăn thức ăn thô quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng trẻ rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Chính vì vậy, nguyên tắc thứ 2 trong xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ là ba mẹ phải cho trẻ ăn theo đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi. Ba mẹ có thể tham khảo bảng hướng dẫn phân bổ cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ của BYT Anh dưới đây để lên thực đơn và chế biến đồ ăn dặm cho bé sao cho hợp lý.

Từ bắt đầu ăn dặm – hết 6 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo : 10 muỗng nước). Thịt cá rau củ cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Sau đó trộn chung cháo với thức ăn dạng nhuyên mịn.

Từ 7 tháng tuổi – hết 9 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây).

Từ 10 tháng tuổi – hết 12 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay. Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Sau 12 tháng tuổi, bé có thể làm quen dần với cơm bình thường.

3. Không nêm mắm muối gia vị vào thức ăn dặm

Không nên nêm gia vị (đường, mắm, muối…) vào đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, sau 1 tuổi có thể nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ nhưng cũng phải hết sức hạn chế. Đó là khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới. Ba mẹ phải biết, nhu cầu đường muối của trẻ trong một năm đầu đời là rất ít và hoàn toàn được đáp ứng qua sữa mẹ/sữa công thức, thực phẩm tươi (thịt, cá, rau, củ, quả…). Nếu mẹ nêm gia vị vào thức ăn dặm của con dẫn đến trẻ bị rối loạn vị giác lâu ngày gây biếng ăn, chậm lớn ở trẻ; thậm chí lượng muối, đường dư thừa trong cơ thể trẻ còn gây gánh nặng cho thận, khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch sau này. Chính vì vậy, hãy xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ chuẩn, không nêm gia vị vào thức ăn dặm của trẻ một năm đầu đời.

Mabu dinh dưỡng

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặmcháo ăn dặm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay