5 câu hỏi giúp mẹ lý giải tại sao bé quấy khóc

NGÀY ĐĂNG: 09/06/2017
Khóc là cách giao tiếp chủ yếu của trẻ nhỏ về nhu cầu và về tâm tư, tình cảm, tình trạng của bé. Khi bé khóc mẹ hãy đặt ra 5 câu hỏi dưới đây để biết được tại sao bé quấy khóc và ra cách dỗ bé nín. 1. Bé có đói bụng không? […]

Khóc là cách giao tiếp chủ yếu của trẻ nhỏ về nhu cầu và về tâm tư, tình cảm, tình trạng của bé. Khi bé khóc mẹ hãy đặt ra 5 câu hỏi dưới đây để biết được tại sao bé quấy khóc và ra cách dỗ bé nín.

1. Bé có đói bụng không?

Khi bé quấy khóc mẹ nên xem thử bé có đến cữ bú tiếp theo chưa. Nếu có, nên cho bé bú mẹ hoặc bú bình. Nếu có, nên cho bé bú mẹ hoặc bú bình. Nếu bạn thấy bé khóc sát cữ bú cuối quá (dưới 2 tiếng so với cữ bú cuối cùng), bạn có thể thử cho bé ngậm nút một cái gì đó, như tay bé, hoặc núm vú giả chẳng hạn.

2. Bé có muốn bạn ôm ấp bé hay không?

Bạn có thể thử ôm bé vào lòng, đi qua đi lại, lắc lư nhẹ nhàng, hoặc có thể vuốt ve, thì thầm, hát nho nhỏ cho bé nghe.

3. Bé có muốn cho bạn biết là bé mệt mỏi hay không?

Nếu bạn nghĩ là do bé mệt mỏi nên cáu gắt, nên giảm các kích thích bên ngoài, như, kiểm soát tiếng ồn, giảm đèn tối lại. Bạn có thể cho bé tắm để giảm stress cho bé, hoặc mát-xa cho bé xem sao. Nếu bạn nghĩ bé mệt do buồn ngủ, bạn có thể quấn bé vào khăn ngủ nhẹ nhàng, đặt bé nằm xuống, vỗ vè ru bé ngủ!

bé quấy khóc

4. Có phải bé thấy khó chịu, muốn thay tã không?

Nếu bạn nghĩ bé khó chịu người, thì đầu tiên bạn nên kiểm tra xem tã có bị đầy nước không… Nhiều bé rất “khó tính”, có cái gì ướt ướt ở mông là không chịu được quấy khóc. Một số bé đầy hơi cũng có thể quấy khóc, bạn có thể bồng bế lên và ợ hơi cho bé. Nếu bạn thấy bé hơi nóng người, nên kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế, để xem bé có bị sốt hay không nhé! Một số bé bị hăm tã cũng có thể hơi khó chịu vì đau rát, bạn nên xem có hay không để xử trí kịp thời.

5. Nếu bé khóc vật vã liên tục không ngừng…

Một số trường hợp, bé quấy khóc liên tục, vật vã, không dừng được, theo lịch đồng hồ, và hoàn toàn tỉnh táo bình thường khi qua “cơn”, bạn nên xem bé có bị Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi hay không. Nếu vẫn còn chưa chắc chắn nên cho bé đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn thêm.

Bạn lên lưu ý, nếu bạn thấy quá stress vì con khóc la, và không nghĩ mình đủ bình tĩnh để đáp ứng nhu cầu của trẻ, nên gọi người trợ giúp, để mình có thời gian hít thở và bình tâm lại. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu hành vi hoặc suy nghĩ ngoài tầm kiểm soát bản thân, nên nói chuyện với chồng hoặc người nhà để nhận được trợ giúp cần thiết, và nên nghĩ đến việc đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cho phù hợp hay không. Nếu trong hoàn cảnh bế tắc mà bạn không thể tìm trợ giúp được, tốt nhất là đặt bé xuống một nơi an toàn và cố gắng thư giãn, tĩnh tâm lại, trước khi đến với con. Tuyệt đối tránh trường hợp vì không kiểm soát được bản thân mà rung lắc bé thô bạo, vì có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đến bé mà bạn có thể rất hối tiếc về sau.

Theo “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay