6 sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé (phần 2)

NGÀY ĐĂNG: 05/04/2017
Trong chế biến đồ ăn dặm cho bé, có những sai lầm của mẹ khiến bé ăn hoài mà không lớn. Tiếp nối, bài viết 6 sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé phần 1, trong bài viết này Mabu tiếp tục điểm qua những sai lầm trong chế biến đồ ăn […]

Trong chế biến đồ ăn dặm cho bé, có những sai lầm của mẹ khiến bé ăn hoài mà không lớn. Tiếp nối, bài viết 6 sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé phần 1, trong bài viết này Mabu tiếp tục điểm qua những sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé mà mẹ thường mắc phải.

4. Quá ưu tiên đạm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé

Nhiều mẹ khi nấu bột/cháo ăn dặm cho con cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ rằng như vậy con sẽ béo tốt, nhanh tăng cân. Nhưng mẹ có biết, nếu cho con ăn quá nhiều đạm sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, táo bón, dễ dẫn đến biếng ăn ở trẻ. Mẹ cần phải chú ý, sao cho trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé thì cần bổ sung đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm vitamin, nhóm chất béo.

5. Chế biến thức ăn không đúng cấu trúc theo độ tuổi

Sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé

Đôi khi vì ba mẹ cho con ăn theo bản năng, và lúc nào cũng sợ tăng độ thô thức ăn dặm của con khiến bị hóc nghẹn, hay không tốt cho dạ dày của con… nên thường kéo dài thời gian ăn cháo loãng của con. Tuy nhiên, đây là một sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé. Vì việc ba mẹ chế biến và cho con ăn dặm sai cấu trúc thức ăn theo độ tuổi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như trẻ biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến sợ ăn, chậm lớn, hoặc có những trường hợp trẻ đến tuổi đi học vẫn không biết tự nhai, nuốt thức ăn thô, không theo kịp các bạn trong lớp. Để tránh hậu quả trên, thì ba mẹ nên tham khảo bảng hướng dẫn phân bổ cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ của BYT Anh trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé:

Từ bắt đầu ăn dặm – hết 6 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo:10 muỗng nước). Thịt cá rau củ cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Sau đó trộn chung cháo với thức ăn dạng nhuyên mịn.

Từ 7 tháng tuổi – hết 9 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây).

Từ 10 tháng tuổi – hết 12 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay. Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Sau 12 tháng tuổi, bé có thể làm quen dần với cơm bình thường.

6. Nấu một nồi cháo cho trẻ ăn cả ngày

Đây là một trong số sai lầm trong chế biến đồ ăn dặm cho bé mà mẹ thường mắc phải vì tính tiện dụng cao. Nhưng mẹ không nên nấu một nồi cháo trộn chung tất cả các loại thực phẩm rồi cho bé ăn cả ngày, bởi một nồi cháo đã được trộn chung các loại thực phẩm rất dễ bị thiu, chỉ để được ở nhiệt độ thường khoảng 2 tiếng, và bảo quản trong ngăn lạnh tử lạnh được khoảng 8 tiếng. Tiếp nữa, mỗi lần cho con ăn mẹ lại phải mang một lượng cháo ra hâm lại, trong quá trình hâm lại lượng dinh dưỡng trong cháo không những không được bảo toàn, mà cháo còn dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Để khắc phục tình trạng nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày, mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng, rồi mỗi bữa lấy một lượng cháo trắng nấu với các loại thực phẩm thịt, cá, rau quả tươi, rồi cho con ăn.

Hoặc để tiện dụng hơn, mẹ có thể dùng cháo/bột ăn dặm Mabu với thành phần chính là gạo Nhật Japonica, giàu Selen, bột mầm rau giàu khoáng. Mỗi lần nấu cháo/bột ăn dặm cho con, mẹ chỉ cần cho một lượng cháo/bột ăn dặm Mabu vào nồi nước và bắc bếp nấu khoảng 15 phút là chín, rồi mẹ có thể tùy thích bổ sung thêm các loại thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau, củ…). Như vậy, vừa nhanh gọn, vừa tiện lợi, mà lại đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Mabu dinh dưỡng

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặm và cháo ăn dặm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay