7 mẹo trị hăm cho trẻ tại nhà cực kỳ đơn giản và hiệu quả

NGÀY ĐĂNG: 28/11/2016
Trẻ sơ sinh dễ bị hăm, nhiều mẹ lại sợ đau con nên thường dùng thuốc kháng sinh để giúp bé nhanh khỏi. Tuy nhiên thuốc kháng sinh lại không tốt cho bé. Mabu dinh dưỡng xin giới thiệu với mẹ các cách trị hăm cho bé tại nhà đơn giản, hiệu quả. Nguyên nhân phổ […]

Trẻ sơ sinh dễ bị hăm, nhiều mẹ lại sợ đau con nên thường dùng thuốc kháng sinh để giúp bé nhanh khỏi. Tuy nhiên thuốc kháng sinh lại không tốt cho bé. Mabu dinh dưỡng xin giới thiệu với mẹ các cách trị hăm cho bé tại nhà đơn giản, hiệu quả.

mẹo trị hăm cho trẻ tại nhà

Nguyên nhân phổ biến gây hăm ở trẻ là:

Trẻ mặc tã thường xuyên.

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài khiến da phải tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu gây kích ứng da.

Mẹ dùng khăn ướt có chất tẩy để vệ sinh cho con, dùng chất làm mềm vải, xà bông giàu chất tẩy rửa để giặt đồ cho con…

Bé mặc quần áo quá chật, quần áo làm từ chất liệu vải cứng sẽ cọ xát vào da thịt bé bị hăm ở các vùng bẹn, lưng quần…

Ngoại trừ, mẹ thấy dấu hiệu chỗ hăm có mủ hay rỉ nước thì cần phải đưa bé đi khám chuyên khoa, còn lại với những dấu hiệu hăm tã bình thường mẹ có thể chữa hăm cho bé tại nhà với những mẹo dân gian sau:

1. Lá trầu không trị hăm

Lá trầu không chứa thành phần các chất có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn, có tác dụng kháng nhiều chủng nấm. Vậy nên dùng lá trầu không trị hăm cho trẻ rất hiệu quả.

Mẹo trị hăm cho trẻ tại nhà

Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé.

Mẹ nên làm khoảng 3 lần/ngày, liên tục một tuần, bé sẽ đỡ hăm.

2. Lá roi ngựa trị hăm

Cỏ roi ngựa có vị đắng, tính hơi mát, có tác dụng hoạt huyết, thanh nhiệt, sát trùng, giải độc.

Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 -15 phút. Rồi mẹ lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 – 3 lần.

3. Lá khế trị hăm

Lá khế có tính mát và sát khuẩn, là loại cây lành tính có thể dùng để tắm hoặc đun nước uống khi bị nóng, trị rôm sảy, dị ứng, mẩn ngứa. Vì vậy, các mẹ có thể yên tâm dùng lá khế chữa hăm cho bé.

mẹo trị hăm cho trẻ tại nhà

Mẹ lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi, để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó, lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

4. Cây mã đề trị hăm

Cây mã đề chữa hăm cho trẻ rất tốt. Mẹ chỉ cần lấy một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát, sau đó thoa nhẹ nước lên da bé. Nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

5. Lá trà xanh trị hăm

Chất tanin có nhiều trong lá trà xanh được xem như chất sát khuẩn, khử trùng tự nhiên, làm giảm ngứa và sưng, nên dùng lá trà xanh trị hăm cho trẻ tại nhà rất tốt.

mẹo trị hăm cho trẻ tại nhà

Cho nước trà xanh ra chậu nhỏ rồi dùng khăn mềm sạch rửa cho bé. Rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô giữ thoáng mát, khô ráo cho bé.

Mẹ có thể rửa 3 – 4 lần/ngày để hiệu quả nhanh hơn.

6. Lá ổi trị hăm

Trong lá ổi non/ búp non có chứa 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa và các chất chống oxy hóa, chất chống viêm, kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da và phục hồi vết thương.

Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá ổi non/búp non rửa sạch, đun sôi lên lấy nước rồi rửa sạch chỗ bị hăm cho bé.

7. Cây cỏ sữa lá nhỏ trị hăm

Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất, cẩm địa, thiên căn thảo. Cây có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.

Mẹ lấy khoảng 5-7 cây cỏ sữa loại lá nhỏ, rửa sạch, giã nát hoặc đun sôi lên lấy nước bôi vào chỗ da bị hăm.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay