Mục tiêu ở giai đoạn này là cho trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, đồng thời giúp bé biết đón nhận thức ăn từ thìa, có phản xạ ngậm miệng khi nuốt thức ăn.
Bé đủ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn thiện để sẵn sàng ăn dặm.
Bé ngồi vững mà không cần, hoặc cần rất ít sự trợ giúp từ người lớn.
Bé thường nhai tóp tép khi thấy đồ ăn, có thao tác chuẩn khi đưa đồ vật gì vào miệng, và đặc biệt có thói quen “nếm thử” mọi thứ có trong tay.
Bé cũng chủ động phối hợp với mẹ khi mẹ đưa thìa, đồ ăn đến gần miệng bé, bé sẽ có phản xạ há miệng.
Bé khó chịu, quấy khóc ban đêm vì đói khó ngủ và không chơi ngoan ban ngày do cái bụng cứ “ì èo”.
Ở giai đoạn đầu ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cho con ăn 1 bữa/ngày. Sau một tháng, tăng lên 2 bữa/ngày.
Mẹ hãy chọn ra một trong các cữ sữa hàng ngày của con để thay bằng bữa ăn dặm chứ không nhất thiết phải lập một thời gian biểu mới. Tuy nhiên, mẹ nên cố gắng cho con ăn thật đúng giờ để giúp bé quen với nếp sinh hoạt ổn định. Sau khi ăn dặm, mẹ cho con bú theo nhu cầu của bé.
Thời gian đầu ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên bắt đầu cho con ăn với một vài thìa cháo loãng, và không nên kỳ vọng cũng như ép con ăn, thậm chí mẹ nên cho con ăn một ít như khuyến cáo của các chuyên gia, chứ không nên cho con ăn nhiều. Vì hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian làm quen với thức ăn mới và cách ăn mới. Thời gian sau, mẹ có thể thực hiện theo nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là cho con ăn theo nhu cầu.
Lưỡi của trẻ có phản xạ đưa và đẩy thức ăn từ đằng trước ra đằng sau và nuốt. Khi đưa thức ăn vào miệng trẻ, trẻ sẽ ngậm miệng lại và nuốt.
Mẹ đưa thìa bột chạm vào môi dưới của bé để bé há miệng, cho bé liếm/nếm bằng đầu lưỡi. Nếu bé tỏ thái độ đón nhận, hào hứng, có thể tiến hành các bước cho ăn tiếp theo. Mẹ tì đầu thìa vào phần hàm trên của con rồi rút nhẹ ra, để cho con vừa ăn kiểu nếm, trải nghiệm, lại vừa tập nuốt được lượng cháo vừa phải. Trong trường hợp mẹ đút thìa sâu hơn, con vẫn nuốt được, tuy nhiên sẽ không tập được phản xạ “nếm”, cũng như phản xạ “nhai” sau này.
Cách cho con ăn này vẫn được áp dụng ngay khi mẹ tăng độ thô của bột ăn dặm cho con.
Khi cho con ăn, mẹ nên vui tươi, tin tưởng ở con, hãy khen ngợi con khi con ăn ngoan.
Tinh bột: gạo, bột mì, khoai lang, khoai tây…
Đạm: thịt bò, thịt lợn, đậu hũ, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…
Rau củ quả: cà rốt, bí ngô, bơ, chuối…
Cháo gạo: 1 gạo: 10 nước. Các đồ ăn khác đều rây nhuyễn, mịn.
Cháo: 30 – 40g
Rau, củ: 15 – 20g
Thịt heo/bò: 25 – 35g
Nửa đầu giai đoạn |
Giờ ăn |
Nửa sau giai đoạn |
Sữa | 6:00 | Sữa |
Ăn dặm + sữa | 10:00 | Ăn dặm + sữa |
Sữa | 14:00 | Sữa |
Sữa | 18:00 | Ăn dặm + sữa |
Sữa | 22:00 | Sữa |
Dinh dưỡng:
Lấy từ sữa 90% Lấy từ ăn dặm: 10%
|
Dinh dưỡng:
Lấy từ sữa 80% Lấy từ ăn dặm: 20%
|