Chăm sóc dây rốn cho bé như thế nào cho “chuẩn”?

NGÀY ĐĂNG: 02/06/2017
Chăm sóc dây rốn cho bé luôn là điều mà nhiều mẹ quan tâm và là một trong những kỹ năng mà mẹ phải học khi chăm con. Bởi trong quá trình chờ con rụng dây rốn và cuống rốn lành hẳn thì dây rốn chính là con đường mà vi khuẩn dễ dàng xâm […]

Chăm sóc dây rốn cho bé luôn là điều mà nhiều mẹ quan tâm và là một trong những kỹ năng mà mẹ phải học khi chăm con. Bởi trong quá trình chờ con rụng dây rốn và cuống rốn lành hẳn thì dây rốn chính là con đường mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công bé nhất.

Quá trình rụng của dây rốn sau sinh

Ngày đầu đời: Khi bé mới sinh, dây rốn vẫn còn tươi, có màu trắng trong hơi đục và còn ẩm ướt. Dây rốn của bé sẽ được kẹp lại.

Từ 4 – 10 ngày sau sinh: Dây rốn đã héo dần, cuống rốn bắt đầu sậm màu và khô hơn. Trong những ngày này, kẹp rốn thường sẽ tự đứt ra, hoặc bác sĩ, điều dưỡng sẽ mở kẹp ra.

chăm sóc dây rốn cho trẻ

Từ ngày 10 trở đi: Đây là giai đoạn dây rốn rụng đi. Khi dây rốn rụng có thể kèm theo chút rỉ máu, hoặc còn ít gốc nhỏ ở lại, và có thể tiếp tục rỉ chút dịch nhầy màu trong, hoặc nâu… Đây là hiện tượng bình thường trong quá trình gốc rốn lành lại nên ba mẹ không cần phải quá lo lắng.

Sau ngày thứ 18: Lúc này, hầu hết cuống rốn của các bé đã lành hẳn, mẹ có thể thấy hiện tượng lên mài nây đen, khô ở gốc rốn. Mài này sẽ từ từ tự rơi ra, ba mẹ không nên bóc, cậy mài ra, có thể khiến bé chảy máu và lâu phục hồi hơn.

Sau 1 tháng tuổi: Nếu sau 1 tháng tuổi, rốn vẫn chưa rụng, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

Cách chăm sóc dây rốn cho bé

Nguyên tắc chăm sóc dây rốn cho bé: giữ cho rốn khô thoáng, sạch sẽ, vệ sinh khi cần thiết, và không can thiệp thêm.

Khi tắm cho bé mẹ nên lưu ý phần rốn của bé, tránh làm ướt dây rốn một cách không cần thiết. Mẹ có thể tham khảo 4 cách tắm cho bé.

Mẹ nên vệ sinh phần dây rốn riêng khi cần thiết – khi có dịch nhầy tiết ra, hoặc dây rốn bị dây bẩn bởi nước tiểu, hay phân của bé. Khi vệ sinh, mẹ lấy gạc mềm thấm nước, và chút xà phòng – loại dành cho trẻ sơ sinh, lau nhẹ lên phần rốn mẹ cần vệ sinh. Mẹ lưu ý: hiện nay, cồn không được khuyến cáo dùng để vệ sinh rốn cho trẻ, vì theo các chuyên gia, việc sử dùng cồn lại làm chậm đi quá trình hồi phục của cuống rốn.

Khi quấn tã cho bé, mẹ nhớ quấn dưới phần rây rốn, mẹ cũng không băng kín dây rốn, mà nên để dây rốn thoáng đãng.

Khi dây rốn khô dần, mẹ nên để quá trình này diễn ra tự nhiên, chứ không nên tác động vào dây rốn của trẻ, như là giật dây rốn để mong nó bong ra nhanh, hay cậy mài đen ở rốn… những điều đó có thể khiến rốn của trẻ bị tổn thương.

Tiếp đến, việc rốn lồi hay lõm, mẹ cũng không nên can thiệp vào, bởi điều này đã được “lập trình” từ trước. Chèn đồng xu vào rốn bé… là việc không nên làm.

Nếu trong quá trình chăm sóc dây rốn cho bé, mẹ thấy có điều gì bất thường như chảy máu, chảy dịch, sưng, đỏ, bé đau, khóc khó chịu… thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Nguồn tham khảo: Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay