Dị ứng thực phẩm ở trẻ, ba mẹ phải làm gì?

NGÀY ĐĂNG: 22/01/2017
Dị ứng thực phẩm, dị ứng thức ăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị dị ứng thức ăn ba mẹ đừng chủ quan. Tại sao trẻ nhỏ thường bị dị ứng? Dị ứng thực phẩm hay dị ứng thức ăn là phản ứng […]

Dị ứng thực phẩm, dị ứng thức ăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị dị ứng thức ăn ba mẹ đừng chủ quan.

Tại sao trẻ nhỏ thường bị dị ứng?

Dị ứng thực phẩm hay dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể với một số chất trong thực phẩm/thức ăn. Các chất này được gọi là dị nguyên.
Do hệ miễn dịch và đường ruột của bé còn non yếu, mà tính thẩm thấu của niêm mạc đường ruột cao, nên khi ba mẹ cho trẻ ăn những thức ăn có tính dị nguyên cao thì trẻ rất dễ bị dị ứng.

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ

Hải sản là loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ cao, như cá trích, cá chình, cá ngừ, cá thu, cá kiếm, nghêu sò, tôm, cua…

Thực phẩm chua cũng có thể là tác nhân gây dị ứng cho bé vì có hàm lượng axít cao. Trong trường hợp này trẻ thường dị ứng nhẹ với biểu hiện mẩn đỏ quanh miệng.

Lòng trắng trứng gà có chứa 1 loại protein có thể gây dị ứng cho trẻ.

Một số loại rau xanh có lượng nitrat cao cũng có thể gây dị ứng ở trẻ như rau cải bó xôi, cà rốt, củ cải…

Ngũ cốc gồm lạc, đậu nành, lúa mì…là những loại ngũ cốc dễ gây dị ứng ở trẻ.

Sữa bò: không ít trường hợp trẻ dị ứng với sữa bò do cơ thể trẻ mẫn cảm với một thành phần của sữa bò. Tuy nhiên, bên cạnh dị ứng sữa thực sự thì hiện tượng trẻ bị nôn ói, tiêu chảy khi uống sữa bó có thể bởi cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose trong sữa.

Để tránh dị ứng thực phẩm ở trẻ, mẹ có thể tham khảo bài thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé ăn dặm, để cho bé ăn các loại thực phẩm phù hợp với trẻ ở từng giai đoạn.

Mẹ nên biết, hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thực phẩm. Vì vậy, khi bé mới tiếp xúc với loại thực phẩm lần đầu tiên thì ít khi bị dị ứng luôn. Muốn biết bé có thực sự bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không, mẹ nên cho bé ăn thử thực phẩm đó trong vòng 3 ngày.

Biểu hiện của dị ứng thực phẩm ở trẻ

Dị ứng thực phẩm ở trẻ có thể xảy ra vài phút, hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Mức độ nặng của dị ứng thực phẩm ở trẻ phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã ăn và cơ địa của từng trẻ.

Dị ứng thực phẩm ở trẻ

Các triệu chứng thường thấy là:
• Ho
• Họng và lưỡi bị khô và ngứa, có thể sưng phồng
• Da bị ngứa và nổi mẩn đỏ, có thể bị phù
• Buồn nôn, nôn
• Đau bụng, tiêu chảy
• Chảy nước mũi, nghẹt mũi
• Mắt bị đau, đỏ và ngứa
• Nặng hơn trẻ khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong…

Khi trẻ bị dị ứng ba mẹ phải làm gì?

Khi ba mẹ phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm, thì có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân, và bác sĩ sẽ chỉ dẫn cách điều trị.

Còn khi mẹ đã xác định được thực phẩm nào là tác nhân gây ra dị ứng ở trẻ, thì mẹ cần phải loại trừ những thực phẩm đó ra khỏi thực đơn của bé, nhằm giảm nhẹ mức độ và ngăn ngừa sự xuất hiện lại của các phản ứng dị ứng.

Mẹ chú ý mỗi khi cho bé ăn một loại thực phẩm mới phải, nên cho bé ăn trong khoảng 3 ngày liên tục và quan sát những biểu hiện của trẻ.

Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cẩn thận lựa chọn những thực phẩm ít gây dị ứng cho trẻ như gạo và các loại củ quả. Các chuyên gia khuyên mẹ, nên bắt đầu cho bé ăn dặm với bột gạo nấu kết hợp cùng các loại thực phẩm tươi sống.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay