Thứ tự giới thiệu thực phẩm cho bé ăn dặm để tránh nguy cơ dị ứng

NGÀY ĐĂNG: 24/12/2016
Nếu mẹ cho các bé ăn đúng loại thức ăn vào đúng thời điểm trong quá trình ăn dặm thì sẽ tránh được các nguy cơ trẻ bị dị ứng thức ăn và phù hợp với sự tiết men tiêu hóa theo từng giai đoạn của bé, bé sẽ ăn tốt hơn, ít bị rối […]

Nếu mẹ cho các bé ăn đúng loại thức ăn vào đúng thời điểm trong quá trình ăn dặm thì sẽ tránh được các nguy cơ trẻ bị dị ứng thức ăn và phù hợp với sự tiết men tiêu hóa theo từng giai đoạn của bé, bé sẽ ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa hơn. Dưới đây là thứ tự giới thiệu đồ ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:

Tuần đầu tiên ăn dặm: mẹ giới thiệu cho bé các loại rau củ quả như súp lơ xanh, bí ngô, bơ, chuối, táo…

Tuần thứ 2 hoặc thứ 3 ăn dặm: mẹ nên giới thiệu cho bé thịt lợn, thịt bò.

Tuần thứ 4 ăn dặm: mẹ có thể giới thiệu cho bé đậu hũ hay nước ép trái cây (pha loãng với nước tỉ lệ 1 nước ép: 2 nước, mỗi lần cho bé uống khoảng 25ml, nên cho bé uống bằng cốc).

Thứ tự giới thiệu đồ ăn cho bé ăn dặm

Tuần thứ 7 ăn dặm hoặc từ 7.5 tháng tuổi: mẹ có thể giới thiệu lòng đỏ trứng, sữa chua, phô mai cho con. Từ thời điểm này mẹ cũng có thể bắt đầu giới thiệu cho con cá sông, thịt gà, tôm sông, cua đồng.

Tuần thứ 8 ăn dặm: mẹ có thế giới thiệu cho con rau bina.

Từ 9 tháng tuổi: mẹ có thể giới thiệu cho bé thịt bồ câu, cua biển, cá biển (cá thu, cá hồi).

Từ 10 tháng tuổi: mẹ có thể giới thiệu cho bé thịt nội tạng (gan, tim, óc, trứng cá), tuy nhiên gan ngỗng khi bé được 12 tháng tuổi mẹ mới giới thiệu. Từ 10 tháng tuổi, mẹ cũng có thể thêm tôm biển, nấm vào thực đơn ăn dặm của bé.

Từ 12 tháng tuổi: mẹ có thể giới thiệu cho bé mực, sò, ốc. Các loại hải sản khác mẹ có thể giới thiệu sau cùng nhất, hoặc giới thiệu khi bé ít nhất được hơn 10 tháng tuổi.

Lưu ý:

Dưới 1 tuổi, mẹ không nêm muối, đường, nước mắm (kể cả nước mắm loại dành riêng cho trẻ) vào thức ăn của bé. Từ 12-18 tháng tuổi mẹ có thể nêm gia vị cho bé, nhưng chỉ nêm với một lượng rất ít (nhỏ hơn 1-2g).

Từ 6 tháng tuổi, mẹ bổ sung chất béo cho bé từ các loại dầu thực vật và mỡ động vật. Các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu óc chó, dầu bơ, dầu dừa, dầu gấc… không chứa thành phần Omega-3 DHA và EPA, dạng omega-3 cần cho sự phát triển não và thị giác của trẻ. Chỉ có trong một số loài cá tự nhiên như cá thu/cá hồi/cá chép/lươn có nguồn DHA và EPA thực sự cho trẻ.

Sau 1 tuổi bé có thể ăn cả quả trứng (gồm lòng trắng và lòng đỏ trứng).

Yến sào, mật ong, sữa ong chúa chỉ nên thử cho các bé dùng khi các bé được hơn 1.5 tuổi.

Gạo lứt không thích hợp cho các bé dưới 5 tuổi.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay