Đổ mồ hôi trộm ở trẻ và cách xử trí hiệu quả

NGÀY ĐĂNG: 07/12/2016
Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu nào cho biết trẻ đổ mồ hôi trộm, nguyên nhân và cách xử trí đổ mồ hôi trộm ở trẻ ra sao? Dấu hiệu đổ mồ hôi trộm ở trẻ Mồ hôi trộm là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi […]

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu nào cho biết trẻ đổ mồ hôi trộm, nguyên nhân và cách xử trí đổ mồ hôi trộm ở trẻ ra sao?

Dấu hiệu đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Mồ hôi trộm là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái hoàn toàn tĩnh, trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, dân gian gọi là “đổ mồ hôi trộm”. Trẻ có mồ hôi trộm thường toát nhiều mồ hôi nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân. Những dấu hiệu và triệu chứng để xác định trẻ mắc chứng đổ mồ hôi trộm thường gặp là trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm.

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ và cách xử trí

Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ, thường gặp ở các bé sinh non, thiếu cân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài…

Hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, nên chưa ổn định gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn.

Ủ ấm cho bé quá mức, đắp quá nhiều chăn cho bé, phòng kín đến mức ngột ngạt… cũng khiến bé nóng mà toát nhiều mồ hôi.

Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

Mồ hôi trộm sinh lý không ảnh hưởng gì đáng ngại cho sức khỏe trẻ nên ba mẹ không phải quá lo lắng. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể trẻ khi trẻ hoạt động nhiều, hay có cảm giác hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Mồ hôi thường toát ra ở đầu và cổ, thường vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và sẽ hết sau khoảng 60 phút.

Còn đổ mồ hôi trộm bệnh lý thường thấy ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm. Trẻ toát nhiều mồ hôi ở đầu, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, tăng tiết mồ hôi không liên đến thời tiết. Cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối đáng kể vì mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, trẻ sẽ mệt, cơ thể yếu đi. Trẻ cũng dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp… Nếu tình trạng này kéo quá dài và liên tục thì cơ thể bé có thể bị suy kiệt, rất nguy hiểm.

Cách xử trí đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng buổi sáng, để cơ thể trẻ có thể tự tổng hợp vitamin D. Nhưng lưu ý cho bé ba mẹ nên cho con tắm nắng trước 10h sáng và tăng dần khoảng thời gian tắm nắng từ 10-30 phút.

Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ: cho bé mặc quần áo thoáng, chất liệu cotton mềm, thoải mái. Cho trẻ chơi trong phòng thoáng đãng, chơi trong bóng râm. Luôn tắm rửa cho bé sạch sẽ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt…. Nên cho trẻ uống đủ nước. Hạn chế ăn các đồ nóng, dầu mỡ, quá nhiều năng lượng. Mẹ có thể nấu cho bé những món ăn chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ mà dân gian lưu truyền như:cháo trai, cháo nếp cẩm, chè đậu xanh…

Nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ (mồ hôi trộm bệnh lý), kèm theo một số triệu chứng như thường xuyên bị sốt, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi, tinh thần sa sút… ba mẹ phải đưa trẻ đến đi khám để trẻ được kiểm tra, chữa trị kịp thời.

Mabu dinh dưỡng

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay