Nguyên nhân và cách khắc phục táo bón ở trẻ

NGÀY ĐĂNG: 28/12/2017
Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và rất dễ phát hiện nhờ việc theo dõi số lần đi tiêu của trẻ. Biểu hiện táo bón ở trẻ Nếu trẻ đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 […]

Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và rất dễ phát hiện nhờ việc theo dõi số lần đi tiêu của trẻ.

Biểu hiện táo bón ở trẻ

Nếu trẻ đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần/tuần đối với trẻ lớn thì trẻ được coi là bị táo bón.

Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.

Bé đi tiêu khó khăn, không tự “đi” được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu.

Một số bé có thể quấy khóc, ưỡn bụng, chậm lên cân, chán ăn, ăn kém, bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng – thường bác sĩ thăm khám sẽ phát hiện ra.

nguyên nhân táo bón ở trẻ

Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Việc trẻ sơ sinh bú mẹ chưa đủ là một trong số những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng, lại giàu chất xơ rất phù hợp với hệ tiêu hóa của bé giai đoạn đầu đời. Ngoài ra, trong sữa mẹ có chứa hormone Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Vì vậy việc đi tiêu của trẻ sơ sinh là khá dễ dàng vì sữa mẹ cũng dễ tiêu hóa hơn các loại thực phẩm khác.

Thiếu nước cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến táo bón ở trẻ. Mẹ cần phải đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước hàng ngày cho con.

Ngoài ra, việc mẹ cho bé ăn quá nhiều đạm, ít chất xơ, uống sữa pha quá đặc… cũng khiến trẻ bị táo bón. Mẹ cần phải cho bé ăn theo một chế độ ăn hợp lý.

Cuối cùng, nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể là do những tổn thương thực thể đường tiêu hóa (phình đại tràng, nứt hậu môn…), tuy nhiên trường hợp này khá hiếm, chỉ chiếm khoảng 5%.

Hậu quả của táo bón ở trẻ

Dù táo bón ko nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ khó chịu, ăn khó tiêu, nôn trớ, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Khắc phục táo bón ở trẻ

Mẹ cần xác định, phỏng đoán được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ mà từ đó có cách khắc phục, điều chỉnh.

Trường hợp trẻ đang bú mẹ mà bị táo bón thì mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của mình (ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín, ăn thêm sữa chua…) và nhất là nên uống nhiều nước (khoảng 2.5-3 lít/ngày). Còn nếu trẻ ăn sữa ngoài, mẹ nên chọn những loại sữa mát, dễ tiêu hóa, có bổ sung thêm chất xơ.

Với những trẻ đang ăn dặm thì mẹ xem lại chế độ ăn của bé điều chỉnh sao cho cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm (tinh bột, rau củ, thịt cá, chất béo..), nhất là nên bổ sung vào bữa ăn của bé những loại rau củ giúp nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, đu đủ… và giảm khối lượng đạm đi. Mẹ cũng nên cho bé uống đủ lượng nước bé cần hằng ngày.

Để cải thiện tình hình táo bón ở trẻ, mẹ có thể thực hiện các bài mát-xa bụng cho bé để kích thích làm tăng nhu động ruột. Những bé lớn hơn 1 tuổi, thì có thể cho bé vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Một điểm lưu ý nữa là mẹ cũng nên cho bé đi đại tiện đúng giờ quy định, nên lựa chọn khoảng thời gian thư thả không vội vã cho bé đi đại tiện, không nên ép bé quá, hay bắt bé ngồi bô quá lâu, cũng không nên khiến bé mất tập trung, phân tán khi đi đại tiện.

Mabu dinh dưỡng 

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay