Phân biệt “dị ứng đạm sữa bò” với “nhiễm khuẩn kiết lị”

NGÀY ĐĂNG: 29/08/2016
Dị ứng đạm sữa là một trong những dị ứng khá phổ biến hiện nay của trẻ. Theo thống kê” “Hiện nay có khoảng 2%- 3% trẻ em trên toàn cầu bị dị ứng sữa bò. Trong đó, 50% bé sẽ hết dị ứng đạm khi tròn 1 tuổi, và 70% hết khi bé tròn […]

Dị ứng đạm sữa là một trong những dị ứng khá phổ biến hiện nay của trẻ. Theo thống kê”

“Hiện nay có khoảng 2%- 3% trẻ em trên toàn cầu bị dị ứng sữa bò. Trong đó, 50% bé sẽ hết dị ứng đạm khi tròn 1 tuổi, và 70% hết khi bé tròn 2 tuổi và khi trẻ lên 3”

Vì biểu hiện khá giống với kiệt lị nên đôi khi dị ứng đạm sữa bò bị chẩn đoán nhầm là bị nhiễm khuẩn kiết lị, đó là . Tại sao lại có hiện tượng dị ứng đạm sữa bò?

“Là do hệ thống miễn dịch của trẻ hiểu lầm đạm trong sữa bò là vật có hại cho cơ thể nên cơ thể sẽ phản ứng chống lại để loại bỏ, gây nên phản ứng viêm đường ruột.”

Phản ứng này cũng có biểu hiện giống như khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, tức là trẻ cũng bị tiêu chảy, đôi khi ói và nếu phản ứng viêm làm tổn thương thành ruột thì trẻ đi phân có máu. Vì đi tiêu chảy có máu giống như nhiễm trùng kiết lị nên trẻ hay bị bác sĩ chẩn đoán nhầm là kiết lị.

trẻ dị ứng đạm sữa

Phân biệt dị ứng đạm sữa bò và nhiễm khuẩn kiết lị

Để phân biệt được hai tình trạng này, cha mẹ chỉ cần theo dõi thật kỹ biểu hiện của trẻ. Trẻ bị dị ứng đạm sữa sẽ không có biểu hiện khác của bệnh kiết lị, trẻ không sốt, vẫn vui vẻ, vẫn bú sữa ngon lành (trong khi những trẻ nhiễm kiết lị thì thường sẽ sốt, bỏ bú,…). Nói chung, hầu hết khi trẻ bị bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, cơ thể sẽ phản ứng để giảm tải việc nạp thức ăn vào, trong giai đoạn này trẻ sẽ bỏ bú, không ăn. Còn trẻ bị dị ứng đạm sữa thì vẫn bú, vẫn vui vẻ.

Giải pháp

Về vấn đề xử lý, cha mẹ có thể đổi đạm sữa đang sử dụng thành một loại đạm khác.

Do đó, tốt nhất vẫn là bú sữa mẹ, còn không thì nên dùng SCT có nguồn gốc từ đậu nành.

Mabu dinh dưỡng sưu tập theo “Để con được ốm”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay