Đặc điểm giai đoạn 2 “phát triển kỹ năng” – bốc nhón – ăn dặm bé chỉ huy

NGÀY ĐĂNG: 24/08/2016
Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) có 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tập kỹ năng Giai đoạn 2: Phát triển kỹ năng: bốc nhón và tập thìa Giai đoạn 3: Hoàn thiện kỹ năng Giai đoạn 2 trong ăn dặm bé chỉ huy (BLW) hay còn gọi là […]

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 2 trong ăn dặm bé chỉ huy (BLW) hay còn gọi là giai đoạn bốc nhón và tập thìa. Sau khi bốc nhón thành thạo mẹ hãy chuyển cho bé sang giai đoạn tập dùng thìa. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm giai đoạn “bốc nhón” của bé để có thể giúp bé dễ dàng hoàn thiện các kỹ năng của giai đoạn này nhé:

Bé ăn dặm bốc nhón

THỜI ĐIỂM

Thông thường, sau 1 – 2 tháng đầu tiên bốc bằng cả bàn tay, bé sẽ dần dần chuyển sang bốc bằng 3 ngón tay rồi cuối cùng là bốc bằng 2 ngón tay là ngón trỏ và ngón cái. Đó chính là lúc bé học được kĩ năng bốc nhón.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BÉ CHUYỂN  SANG GIAI ĐOẠN BỐC NHÓN 

Nếu con của bạn có từ 3 biểu hiện trở lên thì đó là lúc bạn cần hiểu rằng con đang học kĩ năng mới – kĩ năng bốc nhón.

KHOẢNG THỜI GIAN TẬP KỸ NĂNG

Mỗi bé lại có sự phát triển khác nhau nên không thể đưa ra một con số chính xác là đến bao giờ bé mới tập bốc nhón và biết bốc nhón của ăn dặm bé chỉ huy. Những con số đưa ra ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn vẫn nên nhìn vào con mình để biết khi nào là thời điểm chính xác.

KỸ NĂNG CỦA BÉ

Bốc nhón được hiểu là hành động bé sử dụng ngón trỏ và ngón cái để bốc thức ăn thay vì sử dụng nguyên bàn tay như trước. Ngón cái và ngón trỏ giống như một gọng kìm (hoặc càng cua) để “nhón” lấy đồ ăn. Ban đầu bé có thể còn nhón trượt, hoặc nhón được rồi mà cầm không chắc nên làm rơi, có thể bé sẽ cáu kinh một chút khi chưa thành công, nhưng rất nhanh thôi bé sẽ được tận hướng cảm giác chiến thắng của mình.

Kĩ năng này thể hiện sự khéo léo vượt bậc so với giai đoạn trước đó vì bé có thể dễ dàng bốc được những miếng thức ăn nhỏ, trơn và mềm hơn so với giai đoạn đầu. Đến khi bốc nhón thành thạo, bé thậm chí còn có thể nhón được cả hạt gạo rơi trên đất. Bé điều khiển lực cầm nắm đủ để không vô tình bóp nát thức ăn như cơm, xôi nữa. Ngoài ra, bé thậm chí có thể ăn được từng viên cơm nhỏ dính ở trên tay.

Kĩ năng “chấm” cũng bắt đầu xuất hiện. Bé tỏ ra khá thích thú với việc “chấm” món này vào món khác (một món khô với một món lỏng, sệt). Ví dụ như chấm bánh mỳ với súp…

Khả năng xử lý thức ăn của bé cũng phát triển vượt bậc. Để phù hợp với kĩ năng bốc nhón, bé cần được tập làm quen và xử lý thực phẩm ăn dặm được chế biến với hình dạng đa dạng hơn như hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,… kích thước nhỏ hơn chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 so với thức ăn ở giai đoạn đầu. Đến cuối giai đoạn bốc nhón, bé đã có thể bốc và nuốt tốt được những hạt nhỏ như đậu Hà Lan, thậm chí còn biết nhằn hột nhãn, vải. Bé cũng có khả năng điều tiết lượng thức ăn đưa vào mồm để không còn bị ọe. Bé đã có thể nhai và nuốt được thịt chứ không chỉ là mút nước nữa (tuy vậy thịt dai như thịt bò vẫn là thử thách với bé). Đến cuối giai đoạn tập bốc nhón thì gần như các bé đều có thể xử lý khá tốt các món ăn dạng bở như khoai lang.

Số lần ọe của bé giảm đi đáng kể. Có rất nhiều bé không còn ọe nữa ngay khi bắt đầu biết bốc nhón. Có bé ọe vì “tham ăn” do cho quá nhiều đồ ăn vào miệng, nhưng sau một thời gian, bé biết rút kinh nghiệm và tiết chế việc “nhét” quá nhiều đồ ăn vào miệng. Hầu hết các bé sẽ gần như không bị ọe nữa khi bốc nhón thành thạo và chuyển sang tập thìa. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số thức ăn hơi khó xử lý như thịt bò, cuộng rau lá, bé có thể vẫn bị ọe một chút. Cha mẹ cần luôn luôn quan sát và đảm bảo an toàn cho bé.

Nếu bé cần được tập ống hút từ 6 tháng tuổi và có dấu hiệu hợp tác thì đến giai đoạn này bé đã có thể hút ống hút khá giỏi. Nếu bé chưa được tập ống hút vào giai đoạn 6 tháng tuổi, bạn cũng có thể giới thiệu lại cho bé vào giai đoạn này.

Hệ tiêu hóa của bé cũng đã phát triển đáng kể. Dù khi kiểm tra phân bé, bạn vẫn sẽ thấy phân lộn nhộn và đầy màu sắc của thức ăn, nhưng dường như chúng đã không còn là ăn gì ra nấy nữa mà đã nhỏ và nhuyễn hơn hơi thành khuôn và có mùi hơn. Ở giai đoạn này có nhiều bé cũng đã không còn bị táo bón nữa.

ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

Lượng sữa tối thiếu của bé là 500ml/ngày hoặc bé đã ăn đủ so với như cầu của mình nếu bé không có các dấu hiệu dưới đây:

BẠN NÊN LÀM GÌ

Ngoài các lưu ý giống như ở giai đoạn 1, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau:

Theo “Ăn dặm không phải cuộc chiến”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay