Làm sao khi trẻ biếng ăn?

NGÀY ĐĂNG: 17/10/2017
Khi trẻ biếng ăn, ba mẹ đừng quá lo lắng quá mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ, rồi từ từ khắc phục. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn: nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé, Chậm […]

Khi trẻ biếng ăn, ba mẹ đừng quá lo lắng quá mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ, rồi từ từ khắc phục. Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn: nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé, Chậm chuyển cấu trúc thức ăn, Dụ ép bé ăn bằng mọi cách, Kén ăn ăn thiên lệch món.

1. Nêm gia vị vào thức ăn của bé

Các mẹ phải biết trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có rất nhiều gai vị giác, vì vậy nên rất nhạy cảm đối với vị của thức ăn dặm. Nếu bé dưới 1 tuổi mà mẹ nêm gia vị vào đồ ăn của bé, hoặc cho bé ăn dặm khởi đầu với những đồ ăn liền đậm vị mặn, ngọt thì ban đầu bé sẽ ăn rất ngon miệng, nhưng sau đó các gai vị giác của trẻ bị tổn thương khiến trẻ sẽ bị rối loạn vị giác, dẫn đến biếng ăn ở trẻ.

Vậy nếu lỡ cho bé ăn mặn rồi, giờ không nêm gia vị bé không ăn thì mẹ phải làm sao? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ hãy làm giả muối thực vật cho bé để nêm thay gia vị, sau đó giảm dần lượng giả muối để bé quen dần lại với vị tự nhiên của rau, củ, thịt, cá…

2. Chậm chuyển cấu trúc thức ăn

Có những trường hợp 1 tuổi rồi mẹ vẫn cho con ăn bột, hay 3 tuổi rồi mà ba mẹ vẫn cho trẻ ăn cháo trong khi trẻ đòi ăn cơm, ba mẹ triền miên mệt mỏi vì con lười ăn, chậm lớn.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ba mẹ nên cho trẻ ăn theo đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi, việc chậm chuyển cấu trúc thức ăn có thể khiến trẻ biếng ăn.

Ba mẹ đừng nghĩ bé phải mọc đủ răng mới ăn được cơm, cấu trúc thức ăn của trẻ được quyết định bởi não bộ của trẻ, đến giai đoạn cần chuyển cấu trúc thức ăn thì cần phải chuyển, chứ không nên kéo dài giai đoạn.

Biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn

Khi trẻ đã bị biếng ăn do chậm chuyển cấu trúc, ba mẹ chọn những cấu trúc tiêu biểu, có sự kích thích, tương tác với não bộ và gợi mở ra những cấu trúc thức ăn giúp bé hứng thú với bữa ăn như thức ăn có độ dính, độ giòn. Ví dụ, ba mẹ có thể cắt lát khoai tây, hay cá và chiên giòn. Hoặc vê những nắm cơm nhỏ bé vừa ăn và lăn qua mè đen xay nhỏ… Khi đã chuyển cấu trúc cho bé thành công thì ba mẹ nhớ giữ cấu trúc mới là chính, cấu trúc cũ chỉ điểm qua 1-2 bữa trong tuần thôi.

3. Dụ ép trẻ ăn bằng mọi cách

Việc ba mẹ hay ông bà dụ, ép trẻ ăn bằng mọi cách dẫn đến những thói quen ăn uống không tốt của trẻ, lâu dần dẫn đến biếng ăn, thậm chí dẫn đến những hành vi sai lệch của trẻ. Chẳng hạn như, để cho dụ bé ăn, người lớn sẵn sàng phá vỡ quy tắc bàn ăn, bế trẻ đi ăn rong khắp xóm, hay cho trẻ xem tivi, nghịch điện thoại, lừa lừa lúc bé không để ý liền đút cho trẻ một miếng… Lâu dần, bé sẽ không còn tập trung vào bữa ăn nữa, không cảm nhận được mùi vị thơm ngon của món ăn, biết “mặc cả” đòi đi chơi, đòi điện thoại… mới chịu ăn.

Với những trẻ biếng ăn dạng này ba mẹ hãy dần dần cho bé “vào khuôn phép”: không cho bé đi ăn rong nữa mà cho bé ăn ở nơi ít người dần. Ba mẹ cũng hãy giảm sự tập trung chú ý, đòi hỏi của bé vào thứ đồ chơi như ipad điện tử, smartphone… bằng cách bày một số trò khác để bé tập trung tạm thời như cho bé chơi với một khay đá, có một vài viên đá chẳng hạn. Nếu bé thích thú chơi trò này thì đây là dấu hiệu đáng mừng đầu tiên, ba mẹ cứ tiêp tục kiên trì để luyện tập cho trẻ tập trung dần vào bữa ăn, rồi có thể ngồi ghế ăn nghiêm túc…

4. Bé kén ăn, ăn thiên lệch

Với trường hợp này, có khi bé chỉ ăn một vài món chẳng hạn như có bé chỉ ăn trứng còn từ chối mọi món thịt, cá, rau củ; một số bé chỉ ăn thịt, không chịu ăn rau, một số bé từ chối tất cả món có vị tanh…

Những trẻ biếng ăn dạng này, thì ba mẹ cần kiên trì giới thiệu lặp lại món/nhóm thức ăn bé từ chối nhiều lần (nên nhiều hơn 10 lần) và đa dạng hình thức giới thiệu. Ví dụ, ba mẹ cho bé thưởng thức món đó với các thức khác mà bé thích, cho bé vào bếp nấu cùng mẹ để bé hứng thú và có cảm giác gần gũi với đồ ăn, thậm chí mẹ có thể cho bé ăn ngay trên bếp khi còn nóng… Mẹ hãy làm cho bé hứng thú với thức ăn bằng sự sáng tạo của mẹ.

Mabu dinh dưỡng tổng hợp

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay