Trẻ ăn dặm muộn sẽ biếng ăn, chậm lớn

NGÀY ĐĂNG: 04/03/2017
Thời điểm bắt đầu ăn dặm là rất quan trọng. Vì nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm thì trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, còn nếu cho trẻ ăn dặm muộn quá sẽ dẫn đến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến biếng ăn, chậm lớn. Thời điểm trẻ bắt […]

Thời điểm bắt đầu ăn dặm là rất quan trọng. Vì nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm thì trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, còn nếu cho trẻ ăn dặm muộn quá sẽ dẫn đến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến biếng ăn, chậm lớn.

Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm được coi là muộn

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, thời điểm thích hợp nhất để các bé bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi, hoặc ít nhất là khi trẻ được 5.5 tháng tuổi, với những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm nổi bật như trẻ có thể tự ngồi ghế ăn mà không cần, hoặc cần rất ít sự trợ giúp từ người lớn; trẻ có thể đưa đồ vật gì đó vào miệng một cách chuẩn xác; trẻ có sự phối hợp với ba mẹ khi ba mẹ đút thức ăn cho trẻ….

Nếu ăn dặm sớm hơn (khoảng 4 tháng tuổi) thì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, chưa thích nghi được với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống… Ăn dặm sớm cũng khiến trẻ thiếu một số vi chất cần thiết chẳng hạn như bé bị thiếu máu do thiếu sắt. Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn 6 tháng đầu.

Trẻ ăn dặm muộn sẽ biếng ăn, chậm lớn

Tuy nhiên, nếu mẹ cho trẻ ăn dặm muộn (khoảng 7-8 tháng tuổi) thì điều gì sẽ xảy ra?

Lúc này, trẻ do quá quen với việc bú mẹ, nên rất khó để tiếp nhận thức ăn khác ngoài sữa mẹ với độ đặc hơn. 7-8 tháng bé mới ăn dặm, bé sẽ không được tập, cũng như rèn luyện kỹ năng nuốt, nhai thức ăn, sự phối hợp giữa các cơ, hàm, lưỡi của trẻ chưa nhuần nhuyễn, dẫn đến việc trẻ khó nuốt, không biết xử lý thức ăn thô, nên sợ hãi việc ăn. Trong khi đó, đáng ra, vào thời điểm này, mẹ đã phải chuyển cấu trúc thức ăn từ dạng mịn, rây nhuyễn, sang dạng cháo đặc hơn, có hình khối, thịt cá, rau củ chỉ cần xay nát mà không cần rây nữa. Việc cho trẻ ăn dặm muộn sẽ khiến trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, dẫn đến việc trẻ sợ hãi khi ăn, chán ăn, biếng ăn, lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.

Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Trẻ biếng ăn do rối loạn cấu trúc thức ăn trong giai đoạn ăn dặm

Cấu trúc thức ăn chuẩn cho trẻ theo độ tuổi

Các mẹ có thể tham khảo, bảng cấu trúc thức ăn chuẩn cho trẻ theo độ tuổi dưới đây của BYT Anh để tránh tình trạng cho bé ăn dặm muộn, hay ăn dặm sớm và tránh cho trẻ ăn không đúng cấu trúc thức ăn trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.

Cấu trúc thức ăn theo độ tuổi của trẻ được phân bổ như sau:

Từ 5.6 tháng tuổi – hết 6 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo : 10 muỗng nước). Thịt cá rau củ cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Nấu cháo ăn dặm theo đúng tỷ lệ, sau đó trộn chung với thức ăn. Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Puréed.

Từ 7 tháng tuổi – hết 9 tháng tuổi: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây). Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Lumpy.

Từ 10 tháng tuổi – hết 12 tháng tuổi: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay. Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Sau 12 tháng tuổi, bé có thể làm quen dần với cơm bình thường. Cấu trúc này có thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Anh là Diced.

Mabu dinh dưỡng

bột cháo MabuMabu dinh dưỡng – bột ăn dặm và cháo ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi – ngon sánh mịn chỉ với 10 phút nấu nhanh

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay