Bộ những hướng dẫn thực hành ăn dặm kiểu Nhật cơ bản (tổng hợp 20 bài viết)

NGÀY ĐĂNG: 02/01/2018
– HƯỚNG DẪN ĂN DẶM KIỂU NHẬT – Bột cháo nấu cho bé – MABU DINH DƯỠNG (Hãy click/nhấn vào tiêu đề bên dưới để đi tới link bài viết/video) KIẾN THỨC CƠ BẢN Hiểu về Ăn dặm kiểu Nhật 4 giai đoạn trong Ăn dặm kiểu Nhật Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1 […]

– HƯỚNG DẪN ĂN DẶM KIỂU NHẬT –

Bột cháo nấu cho bé – MABU DINH DƯỠNG

(Hãy click/nhấn vào tiêu đề bên dưới để đi tới link bài viết/video)

KIẾN THỨC CƠ BẢN

Hiểu về Ăn dặm kiểu Nhật
4 giai đoạn trong Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 1
Thực đơn cho bé 5 – 6 tháng
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 2
Thực đơn cho bé 7 – 8 tháng
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 3
Thực đơn cho bé 9 – 11 tháng
Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 4
Thực đơn cho bé 12 – 18 tháng

THỰC HÀNH CHẾ BIẾN

Dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Dụng cụ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Cách làm nước dùng Dashi
7 phương pháp sơ chế đồ ăn dặm cho bé
Cách trữ đông đồ ăn dặm cho bé
Cách rã đông đồ ăn dặm không sợ mất chất
Cách nấu cháo theo từng giai đoạn
Hướng dẫn chế biến rau củ

– NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG THỰC HÀNH

ĂN DẶM KIỂU NHẬT –
Đặc điểm nổi bật của Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) là gì?
Các món ăn được chế biến riêng, không nấu tất cả thực phẩm thành 1 món duy nhất / Trẻ ăn cháo ngay từ khi mới ăn dặm / Trẻ được ăn nhạt / Trẻ sớm ăn được cơm & tập dùng thìa khi đạt 12 tháng / Thực phẩm được hấp cách thủy – được trữ đông thành khẩu phần đủ 1 bữa – khi dùng thì rã đông.
Có phải phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì không nêm gia vị?
ANKN không khuyến khích nêm muối, xì dầu, đường… vào món ăn dặm cho đến khi bé được 1 tuổi. Thay vào đó mẹ có thể sử dụng nước ép táo trộn với cháo để món ăn có vị ngọt, hay sử dụng nước dashi, nước luộc rau củ để nấu khiến cho món ăn đậm đà hơn.
Có phải Ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích trữ đông thức ăn?
Đặc điểm của ADKN là mỗi bữa cần phải đảm bảo đủ món tinh bột, đạm, và vitamin cho bé. Nên 1 bữa ăn phải nấu vài món & mỗi món nấu 1 ít. Kết quả là khá mất thời gian trong việc chế biến đồ ăn. Vì vậy, việc chế biến sẵn thực phẩm và chia khẩu phần cho từng bữa rồi trữ đông là giải pháp cần thiết cho việc tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, phải tuân thủ việc trữ đông và rã đông đúng cách để đảm bảo an toàn & bảo toàn dinh dưỡng cho thực phẩm.
Làm thế nào khi bé không ăn đồ ăn có độ thô theo đúng tiến độ hướng dẫn?
Cách tiến hành ăn dặm và việc chia giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối cho các mẹ tham khảo. Còn các mẹ phải dựa vào tình hình thực tế của con mình để điều chỉnh độ thô thức ăn cho phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng của bé. Với trường hợp này mẹ hãy tăng độ thô từ từ cho bé làm quen dần, không nên ép bé.
Bé chỉ thích ăn trộn các loại thức ăn với nhau thì phải làm sao?
Khi bé được 7 – 8 tháng, bé có xu hướng thích ăn trộn các loại thức ăn với nhau. Bởi có thể các món tinh bột thường dễ nuốt, còn các món rau nhiều xơ thường khó nuốt hơn. Mục đích của việc ăn riêng là để bé cảm nhận rõ vị ngon của từng món, theo dõi dị ứng thực phẩm, cũng như sở thích, sở ghét của bé. Vì vậy, thời điểm bé thích ăn trộn chung thực phẩm thì mẹ cứ cho bé ăn trộn, không nên quá cứng nhắc.
Bé 7 – 8 tháng tuổi nhưng không chịu ăn cháo, chỉ muốn ăn cơm như người lớn thì phải làm sao?
Có những trường hợp bé thích ăn thô sớm. Tuy nhiên, 7 – 8 tháng đã ăn cơm thì hơi sớm, vì trong giai đoạn này thường bé chỉ nuốt chửng chứ chưa nhai được cơm. Để khắc phục, mẹ có thể nấu cháo nhưng cho ít nước hơn bình thường, gần như cơm nát để đảm bảo độ mềm cho bé ăn.
Bé 8 tháng chưa mọc răng cửa, liệu có nên tăng độ thô của thức ăn được không?
Việc tăng độ thô thức ăn không liên quan đến việc mọc răng sớm hay muộn. Nó liên quan đến sự phát triển của não bộ (khả năng điều khiển), kỹ năng phối hợp giữa cơ hàm nhai với sự đảo trộn của lưỡi. Vì vậy, dù bé chưa có răng nhưng mẹ vẫn có thể cho bé tăng độ thô từ lỏng sang đặc, cháo nấu bắt đầu có hình khối thay vì loãng nát như trước…
chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay