Khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh, mẹ nên làm gì?

NGÀY ĐĂNG: 12/06/2017
MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
Nguyên nhân khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh
02
Cách khắc phục hiện tượng khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh
Khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh là một chuyện khá phổ biến. Thấy con khụt khịt, khó thở thì ba mẹ, ông bà rất thương và lo lắng. Vậy phải làm sao khi trẻ để trẻ đỡ khụt khịt, nghẹt mũi?

Nguyên nhân khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh có ống mũi bên trong rất nhỏ và hẹp, đường kính mỗi ống mũi trong chỉ khoảng 2 – 3mm mỗi bên mũi mà thôi. Vì vậy, khi niêm mạc mũi bên trong sản xuất ra chất nhầy, dễ có trường hợp khó tống chất nhầy này đi, làm chất nhầy tập trung lại, và gây đầy ống mũi, tạo ra tiếng khụt khịt khi trẻ hít vào thở ra. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây khụt khịt ở trẻ trong độ tuổi này, và không cần can thiệp gì, nếu ngoài trừ âm thanh hơi khó nghe trên, trẻ hơi ho vài cái, hắt xì hơi vài cái, nhưng vẫn tươi vui, khỏe khoắn, không sốt, chơi tốt, bú tốt, và ngủ tốt.

Cách khắc phục hiện tượng khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh

khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh

Một số trẻ bị đầy mũi như trên, mặc dù là một tình trạng bình thường, có thể cần can thiệp chút, khi tình trạng này làm trẻ khó chịu, hoặc khó bú hơn. Lý do là vì, từ lúc sinh ra cho đến khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi, trẻ vẫn chưa phát triển được phản xạ thở bằng miệng thay cho thở bằng mũi bị “nghẹt”. Chỉ khi trẻ khóc to, lúc đó trẻ mới thở bằng miệng được. Ở những trẻ bị ảnh hưởng, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu, vì không thở bằng mũi tốt được, mà không tìm ra và cũng không nghĩ được cách thở thay thế (thở bằng miệng). Đặc biệt, khi bú, trẻ sẽ ngừng bú thường xuyên vì bị “ngạt”, và sau đó rất giận giữ, quấy, vì cảm thấy bị quấy rầy, và chuyện ăn uống khi đói rất quan trọng của mình bị ảnh hưởng. Đây là những trẻ mà tình trạng khụt khịt cần được quan tâm, hỗ trợ.

Hiện nay, phương pháp hỗ trợ được khuyến khích phổ biến nhất là nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vài lần một ngày. Nước muối làm loãng nhầy mũi, sẽ có thể giúp trẻ “thông ống mũi” tạm thời, cho trẻ bớt khó chịu và dễ bú hơn. Trong nước muối sinh lý không có bất kì hóa chất hay thành phần thuốc gì, vì vậy nên rất an toàn khi dùng cho trẻ. Tuy nhiên, việc nhỏ, xịt nước muối này có thể làm cho trẻ khó chịu, vì vậy chỉ dùng khi cần, đa phần là sử dụng trước khi bú, và trẻ sẽ từ từ làm quen khi nhận biết mình “đỡ” hơn sau khi được nhỏ và xịt mũi. Việc hút mũi trẻ nên được làm cẩn thận, vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ, vì vậy chỉ nên sử dụng khi có nhiều dịch nhầy trong mũi mà các bạn thấy rõ ràng, và hút nhanh, nhẹ, để giúp thông mũi nhanh hơn cho trẻ. Không nên hút mũi trẻ khi các bạn không thấy dịch nào, và hút “cầu may”. Ở các môi trường không khí khô, lạnh, có thể sử dụng phương pháp “xông hơi” (ví dụ mở nước nóng trong phòng tắm, đóng cửa phòng tắm lại), giúp cho không khí trẻ thở ấm hơn, ẩm hơn, làm chất nhầy bớt dính hơn và dễ thông hơn. Những vì có liên quan đến nhiệt, nên phải rất cẩn thận khi dùng.

Khi trẻ khụt khịt bình thường, khi trẻ bị viêm đường hô hấp, hoặc bị hít khói thuốc nhiều, hoặc khí trời, độ ẩm thay đổi đột ngột, gây tăng tiết dịch nhầy, trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn về việc thở, bú, và quấy. Lúc đó mới nên sử dụng các biện pháp để giúp thông mũi trẻ.

Một số trường hợp khụt khịt mũi ở trẻ sơ sinh do bệnh lý, như các bất thường về cấu trúc mũi, thành mũi. Nhưng các bệnh này khá hiếm gặp, và thường sẽ biểu hiện bằng việc nghẹt mũi nặng, gây ảnh hưởng đến trẻ, và không cải thiện với phương pháp rửa mũi bằng nước muối như trên. Những trường hợp này nên được đi khám bác sĩ để được đánh giá chính xác và tư vấn hợp lý.

Hiện nay, chưa thấy có một khuyến cáo nhất định nào về việc sử dụng rửa mũi mỗi ngày cho trẻ nhỏ bình thường, dưới 6 tháng tuổi, cũng như chưa có bằng chứng rõ ràng nào về lợi ích phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, hay các bệnh khác, của thực hành này.

Theo “Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng”

chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay