LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĂN DẶM CHO BÉ

NGÀY ĐĂNG: 25/11/2019
MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
CÁCH CHỌN THỊT HEO/THỊT BÒ
02
CÁCH CHỌN THỊT GÀ
03
CÁCH CHỌN TÔM SÔNG/BIỂN
04
CÁCH CHỌN CUA BIỂN/CUA ĐỒNG
05
CÁCH CHỌN CÁ SÔNG/CÁ BIỂN
06
CÁCH CHỌN  THỊT NỘI TẠNG
07
CÁCH CHỌN THỰC PHẨM ĂN VẶT (SNACK) CHO BÉ KHI ĐẾN TRƯỜNG
08
  HƯỚNG DẪN CHỌN PHÔ MAI (CHEESE) CHO BÉ
09
 HƯỚNG DẪN CHỌN SỮA CHUA (YOGURT) CHO BÉ
010
CÁCH CHỌN GẠO AN TOÀN VÀ NỒNG ĐỘ ARSENIC TRONG GẠO 
011
CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN DẶM ĐÃ CHẾ BIẾN
012
 CÁCH BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ
Lựa chọn và bảo quản thực phẩm đang là nỗi lo của các me.Vì trên thị trường có quá nhiều thực phẩm bẩn làm mẹ rất lo lắng không biết phải chọn loại nào thì sạch và tốt nhất cho con.Hiểu được nỗi phiền muộn của các mẹ Mabu dinh dưỡng gợi ý mẹ những […]

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm đang là nỗi lo của các me.Vì trên thị trường có quá nhiều thực phẩm bẩn làm mẹ rất lo lắng không biết phải chọn loại nào thì sạch và tốt nhất cho con.Hiểu được nỗi phiền muộn của các mẹ Mabu dinh dưỡng gợi ý mẹ những cách #LỰA_CHỌN và #BẢO_QUẢN thực phẩm ăn dặm cho bé.

Hãy cùng Mabu dinh dưỡng tìm hiểu về những cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm tốt nhất cho bé được khuyên bởi Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn nhé!

CÁCH CHỌN THỊT HEO/THỊT BÒ

Độ tuổi nên ăn:
  • Thịt động vật, đặc biệt là thịt bò/heo, nên giới thiệu cho bé từ tuần thứ 2 ăn dặm hoặc từ 6-6.5 tháng tuổi để cung cấp đủ chất đạm và sắt nguyên tố cho phát triển cơ thể và não bộ.
  • Tuần khuyên dùng 2 -3 ngày thịt bò/heo
 Cách lựa chọn:
  •  Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Mayo Clinic nên chọn thịt heo/bò phần mông trên (Top round), mông dưới (bottom round), thịt thăn ngoại trên (Top sirloin), thăn nội (tenderloin). Đây là những phần nhiều sắt, chất đạm, ít chất béo và dễ tiêu hóa cho các bé dưới 1 tuổi.
  • Để gia tăng thêm chất dinh dưỡng cho thịt heo/bò có thể nấu cùng với nước ép táo hoặc thơm.

 

CÁCH CHỌN THỊT GÀ

Độ tuổi nên ăn:
  • Thịt gà nên giới thiệu từ 7.5 tháng tuổi. Tuần khuyên dùng 1-2 bữa/tuần
 Cách lựa chọn:
  • Chọn gà mái tơ hoặc gà chỉ đẻ 1 lứa – nhìn vào phần màu vàng dưới chân gà, nếu dày thì gà đã đẻ nhiều lứa.
  •  Nếu mua gà trong siêu thị: Chọn phần ức gà và đùi gà: đây là những phần giàu kẽm, protein, ít chất béo.
  • Chọn dạng fillet, bỏ xương và da.
  • Lúc chọn thịt gà: nên chọn thịt hồng tươi, không bị tái, không bị bở.

 

CÁCH CHỌN TÔM SÔNG/BIỂN

Độ tuổi nên ăn:
  • Tôm sông có thể giới thiệu sau 7.5 tháng tuổi, còn tôm biển thì từ 9 tháng.
  • Tuần khuyên không quá 2 ngày vì cholesterol trong tôm cao.
 Cách lựa chọn:
  • Chọn tôm còn tươi, bỏ sạch đầu tôm, gạch tôm, và chỉ đen ở lưng tôm.
  • Kích thước tôm không nên to hơn ngón tay cái
  • Tôm nên chế biến cùng với cà chua hoặc lòng đỏ trứng để tăng chất dinh dưỡng cho bữa ăn

 

CÁCH CHỌN CUA BIỂN/CUA ĐỒNG

 Độ tuổi nên ăn:
  •  Cua đồng có thể ăn sau 7.5 tháng tuổi, cua biển sau 9 tháng tuổi. Tuần ăn không nên quá 2 ngày/tuần.
  • Cua đồng bỏ gạch cua, xây nhuyễn, lược qua rây và chế biến nấu canh cho bé hoặc nấu cháo.
  • Cua biển chỉ ăn phần thịt trắng, không ăn gạch cua, nên hấp nguyên con (sau khi bỏ gạch) và xé nhỏ thịt trắng của cua và chế biết nấu súp hoặc xào.

 

CÁCH CHỌN CÁ SÔNG/CÁ BIỂN

Độ tuổi nên ăn:
  • Cá đồng có thể giới thiệu sau 7.5 tháng tuổi, cá biển nên từ 9 tháng tuổi.
  • Tuần khuyên 3 ngày/cá [trong đó ít nhất là 2 ngày/tuần có cá chép/thu/hồi/lươn để cung cấp DHA/EPA cho bé phát triển não bộ]
 Cách lựa chọn:

 Chọn cá tươi: Theo Gs. Sehar, cá tươi (mới đánh bắt hoặc ướp đá đúng tiêu chuẩn) thì nồng độ phân bố các kim loại nặng trong cơ thể cá cố định ở 1 số cơ quan nhất định (có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến); trong khi đó cá lâu (cá trữ lâu hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển) thì nồng độ kim loại nặng có ở toàn thân cá.

  • Các bước đánh giá cá tươi:

?NHÌN: 
1. Mắt cá phải trongsáng, ít đục 
2. Mang cá phải hồng hoặc đỏ

?NGỬI: 
Cá không có mùi hôi khó chịu, mùi vẫn còn mới

?CHẠM: 
1. Không thấy nhớt (như bị ương)
2. nhấn vào phần thịt dọc theo người cá, nếu có độ đàn hồi thì cá còn tươi

Fillet cá là dạng tốt nhất cho các bé nhỏ vì giảm nguy cơ mắc xương, bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng khi chế biến, và loại bỏ được các cơ quan có tích trữ nhiều kim loại nặng (nếu cá sống trong vùng biển, sông hồ bị ô nhiễm)

  • Những bộ phận nên tránh khi chế biến cá cho bé

? Phần má cá( gần mang cá): Mang cá là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể con cá, nên loại bỏ toàn bộ mang cá và phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá.

Gan cá và mỡ cá: Một số loài cá có nhiều mỡ cá, nên loại bỏ mỡ cá và toàn bộ nội tạng cá, nhất là gan cá. Một số cá lớn như cá thu, cá ngừ đại dương, cá đuối, phần gan cá ăn rất ngon, nhưng rất nhiều nguy cơ chứa kim loại ô nhiễm, nên tuyệt đối tránh cho các bé.

?Hơn nữa, các sản phẩm dầu omega-3 chiết suất từ gan cá (fish liver oil) là cũng nên tránh dùng cho các bé dưới 10 tuổi.

  • Những phần thịt an toàn và ít chất ô nhiễm:

?Phần bụng trắng của cá

?Phần thịt gần đuôi của cá

?Phần thịt gần lưng của

 

CÁCH CHỌN  THỊT NỘI TẠNG

 Độ tuổi nên ăn:

Theo Gs. Lynn, chuyên gia dinh dưỡng của Viện Weston A. Price, các loại nội tạng nên dùng cho bé: gan, tim, trứng cá và óc (tuy nhiên không dùng gan cá biển) vì cung cấp 1 số vitamin và khoáng như vitamin A, Folate, choline, kẽm, sắt và vitamin B12. Tuy nhiên không khuyên dùng cật/thận và mắt

  •  Thịt nội tạng (gan, tim, óc, trứng cá) có thể cho bé từ 10 tháng tuổi dùng, tuy nhiên gan ngỗng là từ 12 tháng tuổi.
  •  Tuần không quá 2 ngày.
  •  Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
 Cách lựa chọn:
  •  Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN NẤM CHẤT LƯỢNG?

 Độ tuổi nên ăn:

Từ 10 tháng bé có thể ăn các món ăn từ nấm.

Cách lựa chọn:
  •  Điều quan trọng là nguồn mua: nên mua nấm ở siêu thị hoặc cửa hàng uy tín nhé!
  • Vẻ bề ngoài của nấm: Ông bà ta có câu “trong mặt bắt hình hình dong”. Trong trường hợp lựa nấm là đúng với câu này. Nên lựa nấm bề ngoài sáng, không nhầy nhụa, chân nấm không bị gãy, nấm không quá nở
  • Về mùi: nếu nấm cũ thì cái mùi nó cũng cũ.
    Đó là những gì Bếp trưởng Bill Viwa, thuộc Viện Ẩm Thực Hoa Kỳ chia sẽ với chúng ta.

 

CÁCH CHỌN THỰC PHẨM ĂN VẶT (SNACK) CHO BÉ KHI ĐẾN TRƯỜNG


 Độ tuổi nên ăn:
  • Bé nên ăn các loại snack từ 2 tuổi trở
 Cách lựa chọn:
  • Mẹ nên chọn các loại ít đường và muối. Mẹ tham khảo thành phần dinh dưỡng để biết:
  •  Muối (salts) là < 1.8 gram trên 100 gr thực phẩm.
  •    [CÔNG THỨC QUY ĐỔI SODIUM THÀNH MUỐI 
    ([SỐ LƯỢNG ] sodium (mg) X 2.5)/1000 = [SỐ LƯỢNG] MUỐI (đơn vị gram).
  •  Đường (sugars) <5g trên 100gr thực phẩm
  •   Chất béo bão hòa (saturates) < 1.5g trên 100gr thực phẩm.
  • Loại thực phẩm ăn vặt( snack) có lợi cho sức khỏe của bé:
  • Chọn những thực phẩm giàu năng lượng và vitamin khoáng như các loại hạt ăn dặm (hạt hướng dương, bí, hạt hạnh nhân, hạt hoa hồng đen,…) -Lưu ý chỉ cách bé ăn để tránh bị hóc.
  •  Bánh cup cake tự làm, hoặc mua loại ít đường, có thêm nhân trái cây Hoặc hạt.
  •  Trái cây chọn loại có nhiều vitamin C, A, E, ít ngọt như cam, táo, chuối, dâu,..Chọn khẩu phần như hình: cắt miếng nhỏ bỏ vào hộp kín cho bé mang đến trường, thay vì bánh kẹo, chocolate.
  •  Nước trái cây thì hạn chế dưới 180ml/ngày cho bé từ 2-6 tuổi, nên cho bé uống đủ nước, sữa..
  •   Các bé từ 2 tuổi có thể chú ý tạo nhiều cơ hội cho bé ăn rau xanh mỗi ngày, đường quá khắc khe bao nhiêu lượng bé ăn bao nhiêu, mà chủ yếu cha mẹ giúp bé ăn và làm quen với nhiều loại càng tốt. Tạo bữa rau xanh có sáng tạo và gây hứng thú cho bé.

 

  HƯỚNG DẪN CHỌN PHÔ MAI (CHEESE) CHO BÉ

 Độ tuổi nên ăn:
  • Từ 8 tháng bé có thể ăn phô mai
 Cách lựa chọn:
  •  Đọc thành phần dinh dưỡng (nutrition information) chú ý lượng muối (Salt) trong 100 gram.
  • Chọn loại có lượng muối là < 1.8 gram /100 gram cho các bé dưới 2 tuổi.
  • Không chọn sản phẩm phô mai dạng kem tươi, có thể chọn phô mai dạng mềm hoặc cứng 
  • Không chọn phô mai có bổ sung thêm 1 số thành phần khác như dạng phô mai xanh (có màu xanh trên miếng phô mai).
  •  Phô mai làm từ sữa dê là không tốt hơn làm từ sữa bò về mặt dinh dưỡng, cả hai là như nhau.
  •  Các bé có tiền sử dễ dị ứng thì nên tránh dùng loại từ sữa dê. 
  •  Không nên chỉ đọc trên nhãn hiệu ghi là tốt cho bé (VD. giàu canxi, mùi nhẹ, ít muối hoặc sản phẩm ghi là thích hợp cho bé nhỏ tuổi), TỐT NHẤT là nên đọc bảng thành phần dinh dưỡng (nutrition information) như hướng dẫn trên.

 

 HƯỚNG DẪN CHỌN SỮA CHUA (YOGURT) CHO BÉ

Độ tuổi nên ăn:
  • Từ 7.5 – 8 tháng bé có thể ăn sữa chua
 Cách lựa chọn:
  •   Chọn loại không màu, không mùi, không thêm thành phần khác (như trái cây, dâu, hạt,…). Vì:các loại này là có lượng đường (Sugar) gấp 2-3 lần mức cho phép (chỉ thích hợp các bé lớn hơn 4 tuổi). Sugar < 3 gram/100 gram.
  • Cẩn thận các loại ghi 100% tự nhiên hoặc “natural yogurt”. Các loại này vẫn có thành phần vượt mức cho phép cho các bé. Vì thế nên đọc Bảng thành phần dinh dưỡng (nutrition information) để xem lượng đường bao nhiêu.
  • Các bé nhẹ cân thì không nên chọn loại sữa chua làm từ sữa đậu nành.
  • Các bé dưới 2 tuổi không nên chọn loại ít béo hoặc 0% Fat , nên chọn loại Full Fat.
  • Các bé thừa cân có thể ăn loại Full fat, nhưng giới hạn 3 ngày/tuần.
  •  Một số loại ghi là “không đường” hoặc “Sugar free or no added sugar” tức là không có sucrose hoặc đường glucose, nhưng các dạng đường khác vẫn có và có thể hàm lượng muối vẫn cao, do đó vẫn nên đọc Bảng dinh dưỡng.
  •  Sữa chua có thể dùng chung với trái cây tươi (VD chuối, bơ, dâu) hoặc hạt ăn dặm.

 

CÁCH CHỌN GẠO AN TOÀN VÀ NỒNG ĐỘ ARSENIC TRONG GẠO 

Hiểu đúng về gạo và Arsenic
  •   Arsenic là nguyên tố tự nhiên, có khắp nơi, có thể trong nước (sông hồ, biển) hoặc trong đất và không khí.
  • Có 2 dạng là hữu cơ (thường nằm dạng muối) và vô cơ.
  • Dạng vô cơ là dạng đáng quan tâm vì liên quan nhiều đến vấn đề sức khỏe nếu dư thừa, thường tìm thấy trong các loại thực phẩm.
  •   Arsenic hầu như cơ thể có thể loại bỏ nếu nồng độ nằm trong giới hạn cho phép.
 4 Bước ba mẹ nên biết khi chọn gạo an toàn, ít Arsenic
  •    Chọn xuất xứ của gạo: 
    Theo báo cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Châu Âu và Anh Quốc năm 2014 sau 1000 xét nghiệm trên các mẫu gạo từ 20 quốc gia:Gạo Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và VN có mức arsenic nằm trong giới hạn cho phép và an toàn.Tuy nhiên gạo xuất từ TQ là nên tránh vì không nằm trong 6 quốc gia an toàn trong báo cáo.
  •  Cách lựa chọn loại gạo:

?Gạo Jasmine (thường phổ biến ở Châu Á), gạo Basmati (thường ở châu Âu, Úc và Bắc Mỹ) và gạo Japonica Nhật Bản là những loại gạo có hàm lượng arsenic thấp nhất.

?Gạo trắng ít arsenic hơn gạo nâu (gạo lứt) hay nguyên cám.

?Nui (pasta) làm từ gạo cũng nằm trong danh sách an toàn về Arsenic để lựa chọn cho các bé

?Các danh sách đen nên tránh vì nguy cơ dư arsenic cao (đặc biệt lâu dài có nguy cơ dẫn tới các bệnh ung thư da, phổi khi các bé lớn): các bột ăn dặm làm sẵn (làm từ gạo), bánh gạo, sữa từ gạo.

?Lưu ý: nếu ăn bánh gạo dưới 3 cái/tuần, sữa gạo thì không khuyên dùng cho bé dưới 4.5 tuổi.

  • Cách chế biến

Cục quản lý an toàn thực phẩm của Anh khuyên các bước thực hành sau để loại bỏ arsenic tối đa trong gạo:

?Vo gạo: nên ngâm gạo với nước tỷ lệ 100g gạo thì ngâm 600ml nước để trong 3 phút, lập lại 2 lần.

?Nấu gạo với nước tỷ lệ 1:10 hoặc 1:8 cho bé trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi, sau 9 tháng tuổi nấu gạo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:3 (theo Gs. Carey, ĐH Queen’s Belfast)

  • Khẩu phần ăn gạo của bé trong tuần

 FDA hướng dẫn phân bố khẩu phần ăn gợi ý trong tuần cho các bé dưới 12 tuổi như sau:

?5 ngày gạo.

?1 ngày nui/bún.

?1 ngày bánh mì (bột mì)/khoai tây/khoai lang/miến.

?1 bữa ăn nên giới hạn 45g gạo (hoặc tương đương 135-150g cơm) và kết hợp cân bằng với thành phần khác.

 

CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN DẶM ĐÃ CHẾ BIẾN


Hiệp Hội dinh dưỡng lâm sàng Anh đưa ra hướng dẫn cách bảo quản thức ăn dặm đã chế biến như một phần quan trọng trong thực hành ăn dặm cho cha mẹ.Nếu thực hành bảo quản đúng thì thức ăn dặm sau khi rã đông vẫn bảo đảm chất dinh dưỡng và an toàn cho bé.

  • Thức ăn đã chế biến thì nên chia ra 2 phần:

? Phần 1: dùng cho bé ăn ngay;

?Phần 2 dùng cho bảo quản để ăn lần sau. Phần 2 nên được đặt trong 1 tô lớn và nơi khô ráo để quá trình làm nguội nhanh.

 Tốt nhất là nên để riêng các thành phần khi trữ đông.

? Ví dụ: cà rốt, thịt, chuối là nên chế biến riêng và trữ đông riêng.

? Tuy nhiên, nếu bạn không nấu riêng mà trộn chung khi nấu, thì khi trữ đông (thành phần hỗn tạp) thì thời gian trữ đông chỉ bằng 1/2 so với trữ đông riêng rẽ.

  • Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần riêng lẽ:

? Rau củ quả: tối đa là 6 – 8 tháng (Khuyên tốt nhất là dùng trong 3 tuần)

? Thịt heo bò/cá/thịt gà: tối đa 1-2 tháng (khuyên tốt nhất dùng trong 10 ngày)

  •  Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần hỗn tạp: tối đa 3 tuần (khuyên tốt nhất dùng trong 3-5 ngày).
  •  Khi trữ đông ghi rõ ngày tháng, loại thức ăn trữ đông,
  •  Khi trữ đông thức ăn đã nấu rồi, có 2 cách đơn giản:

? Một, có thể cho vào túi vô trùng có khóa (ép đẩy hết không khí ra ngoài),

? Hai, là làm đông bằng khay đá, sau đó nên cho vào túi vô trùng có khóa để giữ lâu dài.

  • Khi rã đông xong, ngửi mùi, nếm vị, quan sát màu sắc, Nếu có bất thường (đổi màu, có chất nhờn, có vị chua lạ, mùi lạ) thì bỏ ngay, không nên cho bé ăn.
  • Ngăn để trữ đông thức ăn dặm cho bé nên giữ sạch sẽ và để riêng với các ngăn khác (không để gần hoặc dính chung với các thịt tươi sống).

 

BẢO QUẢN THỊT/CÁ/HẢI SẢN/TRỨNG

  •  Cách bảo quản thịt bò và thịt heo

? Nếu để ngăn mát (nên để ngăn lạnh nhất [để trong hộc])-nhiệt độ < 5ºC: dùng trong 2 ngày

? Nếu để ngăn đá (nhiệt độ < -18ºC): thịt mua về nên chia nhỏ [hoặc xay nhuyễn] để vào từng ngăn làm viên đá, để trong 3 tháng

? [NHƯNG khuyến cáo của Hiệp Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh (HHDD) là nên cho bé dùng trong 7 ngày là an toàn]

  • Cách bảo quản cá, hải sản và thịt gà(thịt gia cầm):

? Nếu để ngăn mát (nên để ngăn lạnh nhất [để trong hộc])-nhiệt độ < 5ºC: dùng trong 1 ngày.

? Nếu để ngăn đá (nhiệt độ < -185ºC ): thịt mua về nên chia nhỏ [hoặc xay nhuyễn] để vào từng ngăn làm viên đá, để trong 3 tháng

?  Khuyến cáo của HHDD là nên cho bé dùng trong 4-5 ngày là an toàn

  • Cách bảo quản trứng

?Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 20°C, TỐT NHẤT LÀ trong tủ lạnh (KHÔNG để ở cửa tủ lạnh nhé), lưu trữ lên đến 3 tuần (nhớ check ngày hết hạn nhé). Một lí do không lưu trữ ở nhiệt độ phòng vì theo GS. Adabi một lượng lớn vitamin E có thể bị mất khi bảo quản trứng ở 25ºC.

? Một cách bảo quản khác từ GS. Ryu và GS. Prinyawiwatkul từ ĐH bang Louisian, Mỹ đề nghị trên tạp chí khoa học thực phẩm năm 2011, nếu các bạn không có tủ lạnh hay ko thích để tủ lạnh, bạn nên dùng dầu đậu nành quét lớp mỏng quanh vỏ trứng bạn có thể giữ trứng ở nhiệt độ phòng 250C, mà chất lượng ko thay đổi.

 

 CÁCH BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ

  • Cách bảo quản rau củ

Hướng dẫn bảo quản đặc biệt của HHDD dành cho các bé:

?Các loại rau cho lá: không rửa, bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 2-4 ngày là tốt nhất. [khi dùng thì hãy rửa sạch]

? Các loại củ: bảo quản ngăn mát tủ lạnh, dùng trong 10 ngày là tốt nhất

? Nếu đã nấu chín và nghiền nát, lưu ý 3 bước sau:

  1. Bước 1: sau khi nấu xong, Làm lạnh nhanh trong 1 tiếng.
  2. Bước 2:để riêng các loại rau củ, chia nhỏ vào từng ngăn của vĩ làm đá
  3. Bước 3: Lưu trữ nhiệt độ dưới -18 độ C, khuyên dùng trong 2-3 tuần.
  • Cách bảo quản trái cây

Bảo quản một số trái cây thông dụng khi chín nên bảo quản lạnh ở ngăn mát và thời gian nên cho bé ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất, quá thời gian này chất dinh dưỡng bắt đầu giảm:

? Chuối : 1-2 ngày

?Đu đủ: ăn trong 7 ngày

?Nho : không quá 5 ngày

?Thơm: 3 ngày

? Kiwi: dùng trong 1 tuần

? Bơ: 2-5 ngày

? Mãng cầu: dùng trong 3 ngày

?Dưa hấu: 5 ngày 

?Táo (thu hoạch trong tháng 2-tháng 7): 2 tuần

? Dâu tây: 2 ngày 

?Táo (thu hoạch trong tháng 8-tháng 1): 1 tháng

  • Thời gian bảo quản các loại rau tốt nhất cho bé

?Bí đỏ: 1 tuần

?Bông cải xanh: 5 ngày

?Cà chua: 3-4 ngày

?Bông cải trắng: 1 tuần

? Cà rốt: 2 tuần

?Khoai lang: 1 tuần

?Bắp còn vỏ : 2-3 ngày

?Ớt chuông: 1 tuần

?Bắp bóc vỏ (tách hạt): 1-2 ngày

?Dưa leo: 1 tuần

  • 6 loại rau củ thường bảo quản sai

Không phải tất cả chúng ta có điều kiện mua rau củ quả hằng ngày cho bé. Do đó, bảo quản rau củ quả là một việc quan trọng để giúp chúng luôn tươi (đủ độ ẩm cho các enzym hoạt động), tránh thất thoát những chất dinh dưỡng (VD vitamin A và nhóm B), và tránh dễ hư và tạo những chất gây khó chịu tiêu hóa bé. Phần lớn do thói quen ít để ý mà cha mẹ thường bảo quản không đúng các loại rau củ quả.

  •  2 nguyên tắc bảo quản rau củ quả cần nhớ:

?NGUYÊN TẮC 1: đừng để chung rau củ và quả, cho chúng vào 2 ngăn khác nhau

? NGUYÊN TẮC 2:

Rau cho lá thân không nên để vào ni long kín, nên chọn tạo những lỗ thở để nó tiếp tục hô hấp. Không buộc dây lên thân các loại rau, làm tắt vận chuyển chất dinh dưỡng của chúng, giúp sự phát triển vi khuẩn nhanh hơn (bé ăn nhằm những rau này sẽ đi phân lỏng, màu đen và có biểu hiện nhiễm tạp khuẩn).

  •  Các loại rau củ quả cần lưu ý bảo quản đúng
? Hành và tỏi
  • Không để tủ lạnh, không rửa (chỉ khi nào dùng mới rửa),
  • Có thể bảo quản trong túi giấy, tránh để chung và gần với khoai tây (có thể sinh ra chất gây buồn nôn khi ăn)
  • Và để nơi tránh ánh sáng (có thể gây vị đắng hơn).
? Khoai tây
  • Mua về không nên rửa, dùng khăn giấy lau sạch bụi cát,
  • Để vào túi giấy để bảo quản, nơi thoáng mát, không ánh sáng, không để gần hành tỏi, táo, chuối vì sẽ sinh ra chất độc ở những mầm xanh trên vỏ.
? Măng tây
  • Giàu kali và những vitamin nhóm B giúp cho sự tăng trưởng của các bé,
  • Bảo quản măng tây là nên cắt 1 đoạn gốc măng tây, cắm vào ly nước.
  • Phần ngọn dùng bao ni long quấn quanh, bảo quản trong 4 ngày.
  • Khi dùng thì cắt bỏ đoạn nhúng vào nước.
? Cà rốt
  • Cắt bỏ phần ngọn màu xanh (lá ) của cà rốt và nên bảo quản trong ngăn kéo trong tủ lạnh.
  • Đối với dạng cà rốt mà đã luộc và cắt dạng thanh que (cho bé cầm ăn) thì cho vào 1 cái chén nhỏ với 1 ít nước bên trong, bảo quản và thay nước thường xuyên (2-3 giờ lần), nên dùng trong 24 tiếng trở lại.
? Chuối
  • Nên bẻ từng trái ra khỏi nãi cuối, quấn phần gốc của mỗi trái chuối với ni long, và bảo quản nơi thoáng mát.
  • Khi cuối chín thì có thể giữ lạnh và ăn trong 3 ngày là tốt nhất
?Nấm
  • Nấm mua siêu thị về, lấy ra khỏi bịt ni-lông, và không nên rửa bằng nước.
  • Các bạn nên dùng 1 khăn giấy (hoặc miếng vải mềm sạch) lau sạch bụi bặm (cát đất) trên nấm.
  • Rồi sau đó bảo quản nấm trong túi giấy, đóng kín, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Thời gian bảo quản tốt nhất là trong 7 ngày.

 

Nguồn tham khảo:Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

Mẹ Download file FDP Lựa chọn và bảo quản thực phẩm tại phía dưới nhé

 Quan tâm tới Những điều mẹ cần biết trước khu bé bắt đầu ăn dặmmẹ có thể xem tại đây

MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
CÁCH CHỌN THỊT HEO/THỊT BÒ
02
CÁCH CHỌN THỊT GÀ
03
CÁCH CHỌN TÔM SÔNG/BIỂN
04
CÁCH CHỌN CUA BIỂN/CUA ĐỒNG
05
CÁCH CHỌN CÁ SÔNG/CÁ BIỂN
06
CÁCH CHỌN  THỊT NỘI TẠNG
07
CÁCH CHỌN THỰC PHẨM ĂN VẶT (SNACK) CHO BÉ KHI ĐẾN TRƯỜNG
08
  HƯỚNG DẪN CHỌN PHÔ MAI (CHEESE) CHO BÉ
09
 HƯỚNG DẪN CHỌN SỮA CHUA (YOGURT) CHO BÉ
010
CÁCH CHỌN GẠO AN TOÀN VÀ NỒNG ĐỘ ARSENIC TRONG GẠO 
011
CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN DẶM ĐÃ CHẾ BIẾN
012
 CÁCH BẢO QUẢN RAU CỦ QUẢ
TAGS
chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay