NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM

NGÀY ĐĂNG: 05/11/2019
MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
THỜI ĐIỂM ĂN DẶM
02
CẤU TRÚC THỨC ĂN ĐÚNG THEO ĐỘ TUỔI
03
TƯ THẾ CHO BÉ ĂN
04
NHỮNG DỤNG CỤ NÀO CẦN MUA TRONG ĂN DẶM
05
ĐỒ BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH
06
NHỮNG DẤU HIỆU KẾT THÚC BỮA ĂN CỦA BÉ
07
LUẬT MAMA
08
LUẬT BABY
Giai đoạn bé mới chào đời, có phải đã làm đảo lộn mọi giờ giấc sinh hoạt của mẹ phải không. Mà vừa kịp làm quen với giai đoạn này chưa lâu thì mẹ lại đối mặt với giai đoạn mới ĂN DẶM. Giai đoạn này rất quan trọng. Bởi vì từ giai đoạn này […]

Giai đoạn bé mới chào đời, có phải đã làm đảo lộn mọi giờ giấc sinh hoạt của mẹ phải không. Mà vừa kịp làm quen với giai đoạn này chưa lâu thì mẹ lại đối mặt với giai đoạn mới ĂN DẶM. Giai đoạn này rất quan trọng. Bởi vì từ giai đoạn này sữa sẽ không còn đáp ứng đủ nhu cầu một số chất của bé như sắt… Và bé cũng có nhu cầu phát triển kỹ năng nhai nuốt. Việc bổ sung thức ăn từ thực phẩm bên ngoài là cần thiết.

Để giai đoạn ăn dặm diễn ra thuận lợi, hãy cùng Mabu dinh dưỡng tìm hiểu về những điều mẹ cần biết trước khi cho bé ăn dặm nhé!

THỜI ĐIỂM ĂN DẶM

  • THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT cho bé ăn dặm:5 THÁNG HOẶC 6 THÁNG
  • VỚI BÉ SINH NON: mẹ không nên cho bé bắt đầu ăn dặm trước 6 tháng tuổi và không nên trễ hơn 7.5 tháng
  • ĂN SỚM HƠN SẼ

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Thời gian tốt nhất là ít nhất sau 5.5 tháng hoặc 6 tháng, để giảm các triệu chứng tiêu hóa, biếng ăn sau đó. Nhiều cha mẹ đã mắc 1 sai lầm là thường tập cho bé ăn dặm trước 5.5 tháng tuổi bằng ăn 1 hay vài muỗng rau củ quả xay hoặc là dùng bột ngọt ăn dặm (vì đa phần nghĩ tập bé ăn như vậy làm bé ăn tốt hơn khi chính thức ăn dặm lúc 5.5 tháng). Tất cả điều này là hoàn toàn không cần thiết và dễ làm bé biếng ăn sau đó. Trước 5.5 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn duy nhất của bé, không cần tập, không cần thử bất kì món ăn dặm nào để bé quen.

  • Nếu cho bé ăn trước 5.5 tháng tuổi, vị giác bé chưa hoàn thiện, việc mở rộng các gai vị giác chưa đủ thì bé rất dễ biếng ăn về sau.
  • Còn nếu cho bé ăn quá sớm thì bé chưa có đủ men tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ gây bé khó chịu khi ăn, lâu ngày làm bé biếng ăn. (theo BIẾNG ĂN-CÂU CHUYỆN THƯỜNG GẶP VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP).

 

CẤU TRÚC THỨC ĂN ĐÚNG THEO ĐỘ TUỔI

CẤU TRÚC THỨC ĂN LIÊN QUAN ĐẾN NÃO BỘ KHÔNG PHẢI RĂNG

Cấu trúc thức ăn dặm thường được hiểu lầm với sự xuất hiện nhiều răng hay ít răng của bé, do đó nhiều cha mẹ trì hoãn độ loãng đặc của thức ăn quá lâu.

Thực tế, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào có răng hay không có răng của bé. Cấu trúc thức ăn phụ thuộc vào phát triển của não bộ. Ở độ tuổi khác nhau, não bộ chi phối khác nhau về độ đặc lỏng của thức ăn. Do đó, các bạn đừng quá ngac nhiên có nhiều bé chỉ đòi ăn cơm, không ăn cháo nữa

TẠI SAO CÓ SỰ CHI PHỐI NÀY?

Não bộ chi phối vì để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa vận động cơ hàm, tuyến nước bọt và sự tiết các men tiêu hóa. Sự phối hợp nhịp nhàng này giúp bé tránh bị hóc thức ăn, tăng phát triển mùi vị và tăng hiệu suất tiêu hóa thông qua hoạt động của men. Tất cả 3 nhánh này (cơ hàm, tuyến nước bọt và hệ men) đều cần não bộ quy định chính xác thời gian để hoàn thiện. Ví dụ, những bé không may bị bệnh Down, khiếm khuyết về não bộ sẽ có sự trễ của phát triển cơ hàm, hay chảy nhiều nước miếng.

 

TƯ THẾ CHO BÉ ĂN

Mẹ có thắc mắc rằng bé không ngồi được có nên cho bé ăn nằm không? Khi nào cho bé ngồi ghế? Ghế như thế nào?

 

B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn trả lời câu hỏi của các mẹ là:

  • Không nên cho bé nằm ăn. Mà phải ăn ngồi
  • Khi bắt đầu ăn dặm nhiều bé chưa có khả năng ngồi được, mẹ của bé nên cho bé ngồi tựa vào cánh tay, lưng của bé dựa vào bụng của mẹ để đút bé ăn.Tuyệt đối không nên cho bé nằm ăn mẹ nhé!
  • Khi bé ăn 2-3 muỗng, mẹ bé nâng bé nhẹ lên ở tư thế thẳng 1 tí để bé dễ dàng đẩy thức ăn xuống dạ dày, hạn chế không khí vào trong và trào ngược dạ dày.

Mẹ tham khảo tư thế ngồi ở hình bên nhé!

 

 

NHỮNG DỤNG CỤ NÀO CẦN MUA TRONG ĂN DẶM

Một số dụng cụ cần thiết trong ăn dặm an toàn cho bé:

  • 1 cái chén nhựa (để đút bé ăn)
  • 2 muỗng nhựa đút bé ăn gồm dung tích 3mL và 5mL:

Muỗng 3mL dùng để cho dầu vào thức ăn cho bé hoặc những lúc bé biếng ăn, hoặc dùng để thử món mới theo PHƯƠNG PHÁP 3 DAY WAIT.

Muỗng 5mL dùng đút bé ăn hằng ngày

  • Đồ rây và nghiền, có thể dùng cối và chày gỗ hoặc xứ.
  • Thớt riêng để làm đồ ăn cho bé. Những nghiên cứu cho thấy: sử dụng thớt chung với gia đình, các bé dưới 1 tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa do tạp khuẩn như đi phân nhầy, hay có ga, tiêu chảy hoặc táo bón.Mẹ nên chuẩn bị 3 cái thớt:

1 cái dành cho thực phẩm sống

1 cái dành cho thực phẩm chín, trái cây,

1 cái dành cho thịt gia cầm sống

  • 1 chiếc chậu bằng inox dùng để rửa thịt gà (không dùng rửa gì khác ngoài thịt gà)

 

ĐỒ BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH

  • 6 hộp nhựa tốt có nắp kín, dùng được lò vi sóng, đông lạnh cũng được, có dung tích là 60-80ml:

3 hộp dùng để trái cây, giữ lạnh trong ngăn mát

2 hộp để đồ ăn chín

1 hộp để canh, súp

1 hộp nhựa có nắp để cơm/cháo, dung tích là 200ml, dùng để bảo quản lạnh trong ngăn mát, không dùng đông lạnh

  • 2 vỉ viên đá (dung tích 60ml/viên), có nắp đậy, nhựa tốt dùng để trữ đông trên 3 tháng.

1 vỉ dùng để trữ đồ ăn

1 vỉ dùng để trữ rau củ

  • Khay đá có nắp, dung tích 1 ô là 40-60ml. Nên có khay thịt, rau củ, cá, gà, cháo riêng. Điều này rất tiện khi trữ đông.
  • Nước rửa tay diệt khuẩn và nước lau nhà bếp diệt khuẩn.

Rửa tay là được khuyên trước khi nấu và sau khi nấu

Rửa sàn bếp mỗi ngày, để trống 2 tiếng trước khi chế biến

  • Tủ lạnh: nên chọn tủ lạnh có nhiều ngăn, nhiệt độ ổn định
  • Sách hướng dẫn về dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi

 

NHỮNG DẤU HIỆU KẾT THÚC BỮA ĂN CỦA BÉ

Nhận biết những dấu hiệu để kết thúc bữa ăn cho bé là điều cần thiết làm tình trạng biếng ăn bé không trở nên tồi tệ hơn:

  • Bé ngậm hay bướng (chơi) không ăn muỗng nào quá 10 phút là lúc lau miệng bé kết thúc bữa ăn. Khuyến khích bé nhả thức ăn trong miệng ra trong 1 cái dĩa, đừng đợi bé tự nhả hoặc ói ra.
  • Bé ném đồ ăn

 

LUẬT MAMA

Mẹ nên tuân thủ luật Mama trong ăn dặm

  • Thiết lập giờ ăn cố định trong ngày (ngay khi bắt đầu ăn dặm)
  • Thời gian ăn không quá 30 phút/ bữa chính và 20 phút/bữa ăn phụ.
  • Không TV, đồ chơi hoặc nhiều người xung quanh
  • Giới thiệu nước ép trái cây, sữa chua, snack nhẹ trước bữa ăn chính ít nhất 1-2 tiếng.
  • Lượng sữa không quá 500- 600ml đối với các bé
  • Bé nên được tập ngồi trên ghế ăn.

Nếu bé quá nhỏ (chưa ngồi vững) thì có thể ngồi trên ghế ngã ngữa hay ngồi tựa vào người mẹ để ăn. (không nên cho bé nằm ăn)

Nếu bé đã ngồi ghế rồi, mà một ngày nào đó bé phản đối ngồi ghế, hoặc khóc

?  Đầu tiên, vẫn kiên quyết cho bé ngồi ghế: cho bé vào ghế vài phút trước bữa ăn, để yên đó cho bé tự điều chỉnh.

?  Nếu bé không chịu ăn thì ngưng và thử lại 2 tiếng sau đó, ngày chỉ thử lại 3 lần, nếu 3 lần không kết quả, đợi ngày mai.

? Nếu sau 5 ngày bé vẫn kiên quyết từ chối ngồi ghế, thì có thể cho bé ngồi trên đùi mẹ để ăn, không cho bé đi khắp nơi để ăn.

 

LUẬT BABY

Ngoài luật Mama mẹ cũng nên nắm rõ luật Baby

TÍN HIỆU SỐ 1:

Bé dưới 2 tuổi sẽ tự điều chỉnh và nhận biết được khi nào bé no, những dấu hiệu này là tín hiệu số 1 phát ra cho các mẹ, nếu tín hiệu này không đáp ứng, chỉ cần vài ngày, bé sẽ bắt đầu phát tín hiệu thứ 2 là biếng ăn:

Tín hiệu số 1 (quan trọng) để biết bé đã no:

  • Quay đầu
  • Ngậm miệng
  • Đẩy chén ra
  • Kêu la
  • Nhả thức ăn
  • Ngậm miệng từ chối nhai

MẸ HÀNH ĐỘNG: Mẹ đáp ứng tín hiệu số 1 ngay bằng cách lau miệng bé, ngưng không cho bé ăn nữa và dịu dàng nói với bé rằng:” con ăn giỏi quá, để mẹ lau miệng con nhé”

Lưu ý:

  • Nếu mẹ đáp ứng trễ tín hiệu này, mà để tín hiệu này diễn ra vài ngày, bạn phải đối mặt với tín hiệu thứ 2 “Biếng ăn” là điều tất yếu.
  • Nếu bé đưa tín hiệu số 1 chỉ sau 1-2 muỗng ăn, sau khi ngưng không cho bé ăn, bình tĩnh xem xét lại Luật Mama có tuân thủ không (có bữa nào vi phạm không).
  • Bé có bỏ 1 hay vài bữa không ăn và chỉ bú là bình thường, đừng quá lo lắng mà tạo nhiều áp lực, nếu làm đúng nguyên tắc và tuân thủ tốt tín hiệu số 1 thì bé sẽ ăn tốt trở lại (đó là thông điệp từ Văn phòng giáo dục dinh dưỡng nhi khoa của BYT Úc)

TÍN HIỆU SỐ 2: LÀ BIẾNG ĂN (TỪ CHỐI NHIỀU BỮA do tín hiệu 1 không được đáp ứng đầy đủ và thân thiện từ mẹ)

 ĐIỀU GÌ MẸ NÊN LÀM ĐẦU TIÊN (giúp mình):

  • THỨ 1, GIẢM ÁP LỰC BẢN THÂN. Nói đúng hơn là bình tĩnh và hiểu rõ điều gì cần giúp bé.
  • THỨ 2, KIÊN NHẪN và giải quyết

Nguồn tham khảo: Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
THỜI ĐIỂM ĂN DẶM
02
CẤU TRÚC THỨC ĂN ĐÚNG THEO ĐỘ TUỔI
03
TƯ THẾ CHO BÉ ĂN
04
NHỮNG DỤNG CỤ NÀO CẦN MUA TRONG ĂN DẶM
05
ĐỒ BẢO QUẢN VÀ VỆ SINH
06
NHỮNG DẤU HIỆU KẾT THÚC BỮA ĂN CỦA BÉ
07
LUẬT MAMA
08
LUẬT BABY
TAGS
chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay