Sắt là một yếu tố vi lượng. Có vai trò quan trọng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và bà mẹ mang thai. Nếu bé bị thiếu sắt mẹ có thể bổ sung từ các loại thực phẩm giàu sắt mà không cần đến thực phẩm chức năng, thuốc… Đừng nên quá phụ thuộc vào thuốc mẹ nhé. Mabu dinh dưỡng gửi đến mẹ bài viết tổng hợp về Thực phẩm giàu sắt được tham khảo bởi cuốn: ” Bảng thành phần các chất dinh dưỡng thông dụng trong thực phẩm Việt Nam” của viện Dinh dưỡng.
MỘC NHĨ
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 56.1 mg
NẤM HƯƠNG KHÔ
- Các bé từ 10 tháng tuổi, các mẹ có thể giới thiệu nấm trong thực đơn cho các bé.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 35
- Nấm là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
- Hàm lượng dinh dưỡng của nấm:
? Nấm là một thực phẩm ít calori (nói dân giả là ko gây béo-mập), cung cấp nhiều vitamin nhóm B, khoáng, chất sơ, chất chống oxy hóa và là nguồn vitamin D dồi dào. Ăn nấm như là khẩu phần rau xanh hằng ngày liên quan đến cải thiện chất béo tự do trong máu (giảm nguy cơ tim mạch). Đó là thông điệp mà GS Kris-Etherton, ĐH Bang Pennsylvania, Mỹ gửi đến chúng ta.
? Thành phần dinh dưỡng của nấm: nấm giàu vitamin nhóm B (riboflavin, folate, thiamine, pantothenic acid, và niacin). Bên cạnh đó nấm chứa nhiều khoáng như Se, Kali, đồng, sắt, và phosphorus. Nấm giàu protein và chất sơ, đặc biệt Beta-glucans. Nấm ít cung cấp ít calori (1 cái nấm kích cỡ trung bình cung cấp khoảng 4 Calori). Ngoài ra nấm còn chứa Choline, chất giúp cải thiện giấc ngủ, khả năng học hỏi và trí nhớ. Gần đây nấm được cho là nguồn cung cấp
(Nguồn tham khảo theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
CÙI DỪA GIÀ
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 30 mg
VỪNG
- Từ 1 tuổi bé có thể ăn các món từ vừng.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là :14.55 mg
- Vừng là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
- Vừng là loại hạt chứa nhiều protein, chất béo( acid béo khong bão hòa), các loại đường, chất xơ và vitamin cao hơn sữa bò. Ngoài ra, chất béo photpho, acid amin, vitamin A,B,C còn có tác dụng dưỡng máu, nhuận tràng.
- Chất dầu trong vừng tương đối nhiều, có tác dụng nhuận tràng, vì vậy những trẻ hằng ngày đi đại tiện lỏng, đi nhiều lần nên ăn ít vừng, với trẻ tì vị yếu, tiêu hóa kém không nên cho ăn vừng và các chế phẩm từ vừng.
- Không nên cho bé ăn hạt vừng nguyên vẹn. Vì bên ngoài hạt vừng có một lớp vỏ cứng khó tiêu hóa, chỉ khi giã nhỏ trẻ mới hấp thu được nhiều dinh dưỡng.
(Theo cuốn “101 thực đơn dinh dưỡng khoa học” của tác giả Liên Hoa.)
GAN LỢN
- Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 12 mg
- Tuần không quá 2 ngày.
- Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
- Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
HẠT SEN KHÔ
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 6.4 mg
- Mẹ nên nên rang/hấp/nấu chín hạt sen rồi cà nhuyễn như bột cho vào thức ăn cho bé.
- Lượng ăn: 3-4 lần/tuần là được và lượng hạt ăn dặm = chiều dài ngón cái của bé.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
ĐẬU TƯƠNG
- Không dùng đậu tương cho trẻ dưới 1 tuổi
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 11 mg
- Đậu tương là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
- Đậu tương sống hoặc rang đều không được cho trẻ ăn vì khó tiêu hóa.
- Tuy giá trị dinh dưỡng của đậu tương rất cao nhưng không ăn sống được vì không những ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng mà còn dễ gây đầy bụng.
- Gợi ý cho mẹ các món nấu cùng đậu tương :
? Món bánh gạo thơm, trứng gà và đậu tương .
? Món canh đậu tương xương sườn.
? Món nước đậu nành bí đỏ.
(Theo cuốn “101 thực đơn dinh dưỡng khoa học” của tác giả Liên Hoa.)
GAN GÀ
- Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là:8.2 mg
- Tuần không quá 2 ngày.
- Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
- Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
BẦU DỤC LỢN
- Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là:8.0 mg
- Tuần không quá 2 ngày.
? Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
? Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
CẦN TÂY
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 8.00 mg
RAU ĐAY
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 7.7 mg
LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
- Từ 7.5 tháng bé có thể ăn lòng đỏ trứng
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 7.0 mg
- Lòng đỏ trứng là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
- Lòng đỏ trứng bé ăn không quá 4-5 lòng đỏ/tuần cho bé dưới 1 tuổi
- Cách bảo quản trứng:
? Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 20°C, TỐT NHẤT LÀ trong tủ lạnh (KHÔNG để ở cửa tủ lạnh nhé), lưu trữ lên đến 3 tuần (nhớ check ngày hết hạn nhé). Một lí do KHÔNG nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng vì theo GS. Adabi một lượng lớn vitamin E có thể bị mất khi bảo quản trứng ở 25ºC.
? Một cách bảo quản khác, nếu không có tủ lạnh hay không thích để tủ lạnh, mẹ nên dùng dầu đậu nành quét lớp mỏng quanh vỏ trứng, có thể giữ trứng ở nhiệt độ phòng 25°C, mà chất lượng không thay đổi.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
ĐẬU TRẮNG HẠT
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 6.8 mg
ĐẬU ĐŨA HẠT
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 6.5 mg
ĐẬU ĐEN HẠT
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 6.1mg
RAU DỀN TRẮNG
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 6.1 mg
- Lượng rau bé từ 6-18 tháng tuổi nên ăn mỗi bữa: 20gr/bữa.
- Gợi ý cho mẹ các món nấu cùng rau dền :
? Món bột/cháo cá lóc và rau dền
?Món bột/cháo gà, đậu hũ và rau dền.
? Món bột/cháo chà bông, cà rốt và rau dền.
? Món canh cua rau dền.
TIM GÀ
- Từ 12 tháng bé đã ăn được các món chế biến từ tim gà.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là:5.96 mg
- Tuần không quá 2 ngày.
? Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
? Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
TIM LỢN
- Từ 12 tháng bé đã ăn được các món chế biến từ tim lợn.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 5.9 mg
- Tuần không quá 2 ngày.
? Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
? Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
LÒNG ĐỎ TRỨNG VỊT
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 5.6 mg
- Lòng đỏ trứnglà thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
- Từ 7.5 tháng bé có thể ăn lòng đỏ trứng
- Lòng đỏ trứng bé ăn không quá 4-5 lòng đỏ/tuần cho bé dưới 1 tuổi
- Cách bảo quản trứng:
? Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 20°C, TỐT NHẤT LÀ trong tủ lạnh (KHÔNG để ở cửa tủ lạnh nhé), lưu trữ lên đến 3 tuần (nhớ check ngày hết hạn nhé). Một lí do KHÔNG nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng vì theo GS. Adabi một lượng lớn vitamin E có thể bị mất khi bảo quản trứng ở 25ºC.
? Một cách bảo quản khác, nếu không có tủ lạnh hay không thích để tủ lạnh, mẹ nên dùng dầu đậu nành quét lớp mỏng quanh vỏ trứng, có thể giữ trứng ở nhiệt độ phòng 25°C, mà chất lượng không thay đổi.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
ĐẬU XANH
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 4.8 mg
TÔM KHÔ
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 4.8 mg
THỊT BÒ LOẠI 1
- Từ 6 tháng hoặc sau 1 đến 2 tuần đầu tiên ăn dặm bé đã có thể ăn thịt bò.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là:3.1 mg
- Thịt bò là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
? Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Mayo Clinic nên chọn thịt bò phần mông trên (Top round), mông dưới (bottom round), thịt thăn ngoại trên (Top sirloin), thăn nội (tenderloin). Đây là những phần nhiều chất dinh dưỡng, ít béo, dễ tiêu hóa cho các bé dưới 1 tuổi.
? Mẹ nên cho bé ăn 2 -3 ngày thịt bò/ tuần.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
RAU CẦN TA
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 3.0 mg
RAU MÙI TÀU
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 2.9 mg
RAU NGÓT
- Hàm lượng sắt trong 100g thực phẩm là : 169 mg
- Lượng rau bé từ 6-18 tháng tuổi nên ăn mỗi bữa: 20gr/bữa
- Gợi ý cho mẹ các món nấu cùng rau ngót:
? Món bột thịt lợn rau ngót.
? Món bột/ cháo gà rau ngót.
? Món cháo đậu phụ rau ngót.
HẠT KÊ
Hàm lượng sắt trong 100g thực phẩm là:2.7 mg
NGÔ VÀNG HẠT
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 2.3 mg
HẠT LẠC
- Bé có thể ăn lạc sau 1 tuổi.
- Hàm lượng sắt trong 100g thực phẩm là:2.2 mg
- Lạc là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng
- Mẹ nên nên rang chín hạt lạc rồi cà nhuyễn như bột cho vào thức ăn cho bé.
- Lượng ăn: 3-4 lần/tuần là được và lượng hạt ăn dặm = chiều dài ngón cái của bé.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
ĐẬU PHỤ
- Từ 6,5 tháng bé đã ăn được nhưng mẹ nhớ không nên dùng quá 3 ngày/tuần.
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 2.2 mg
- Đậu hũ được làm từ đậu nành là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng (do Viện Da liễu Trung ương công bố) nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
BỘT MÌ
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 2.0 mg
BÁNH MÌ
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 2.0 mg
RAU CẢI XOONG
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là:1.6 mg
RAU MUỐNG
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là : 1.4 mg
- Lượng rau bé từ 6-18 tháng tuổi nên ăn mỗi bữa: 20gr/bữa
- Rau muống là rau rỗng ruột trồng ngoài bờ, nên khi luộc không nên dùng nước luộc để nấu cháo hoặc sử dụng lại vì nguy cơ nhiễm kim loại nặng cao. Trừ khi là rau trồng từ hạt.
- Mẹ chú ý chọn loại rau muống sạch cho bé nhé.
Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn (Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
CUA ĐỒNG
- Từ 7,5 tháng bé đã ăn được Cua đồng (bỏ gạch cua, chỉ lấy thịt)
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là :1.4 mg
- Cua là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
- Tuần không quá 2 ngày.
(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
CỦ CẢI TRẮNG
Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là:1.1 mg
SÚP LƠ
- Hàm lượng Sắt trong 100g thực phẩm là: 0.73 mg
- Lượng rau bé từ 6-18 tháng tuổi nên ăn mỗi bữa: 20gr/bữa
- Gợi ý cho mẹ các món nấu cùng Súp lơ:
? Món bột thịt lợn Súp lơ.
? Món bột/ cháo gà Súp lơ.
Mẹ có thể tham khảo Thực phẩm giàu Canxi tại đây
Mẹ có thể download file PDF Thực phẩm giàu sắt dưới đây nhé!