THỰC PHẨM GIÀU KẼM GIÚP BÉ ĂN NGON MIỆNG

NGÀY ĐĂNG: 06/11/2019
MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
02
VỪNG
03
CON TRÙNG TRỤC
04
TIM GÀ
05
GAN LỢN
06
CÙI DỪA GIÀ
07
ĐẬU HÀ LAN          
08
ĐẬU TƯƠNG
09
LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
010
SƯỜN LỢN
011
SỮA BỘT TOÀN PHẦN
012
PHO MAT
013
THỊT CỪU
014
GAN GÀ
015
THỊT LỢN NẠC
016
BỘT MÌ         
017
QUẢ ỔI
018
THỊT BÒ
019
GẠO NẾP CÁI
020
HẠT LẠC
021
GẠO TẺ
022
TIM BÒ
023
LƯƠN
024
THỊT GÀ
025
CÁ CHÉP
026
THỊT VỊT
027
CUA BIỂN
028
RAU NGÓT
029
RAU CẢI XANH
030
CÀ RỐT
Việc biếng ăn của bé luôn làm các mẹ lo lắng. Đôi khi lý do có thể đến từ nhiều nguyên nhân: như bé ở giai đoạn wonder week, rối loạn vị giác hay tổn thương gai vị giác… Những lúc này, nhiều mẹ thường bổ sung cho con các loại cốm hay siro được […]

Việc biếng ăn của bé luôn làm các mẹ lo lắng. Đôi khi lý do có thể đến từ nhiều nguyên nhân: như bé ở giai đoạn wonder week, rối loạn vị giác hay tổn thương gai vị giác… Những lúc này, nhiều mẹ thường bổ sung cho con các loại cốm hay siro được quảng cáo là giúp bé ngon miệng trở lại. Nhưng có bao giờ mẹ để ý, hầu hết thành phần của những loại đó đều giàu kẽm. Do kẽm là thành phần kích thích vị giác ăn uống của bé nên có trong các loại siro, cốm.. giúp bé ăn ngon. Khi bé biếng ăn mẹ đừng cho bé ăn các thực phẩm bổ sung từ thuốc kích thích bé ăn ngon vội mà hãy bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho bé trước nhé!

Mabu dinh dưỡng gửi đến mẹ bài viết tổng hợp thực phẩm giàu Kẽm, Theo cuốn “ Bảng thành phần các chất dinh dưỡng thông dụng trong thực phẩm Việt Nam”của Viện Dinh Dưỡng 

  • Từ sau 12 tháng bé mới nên ăn các món từ sò.
  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:13.4 mg 

VỪNG

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là : 7.75 mg 
  • Từ 1 tuổi bé có thể ăn các món từ vừng.
  • Vừng là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Vừng là loại hạt chứa nhiều protein, chất béo( acid béo không bão hòa), các loại đường, chất xơ và vitamin cao hơn sữa bò. Ngoài ra, chất béo photpho, acid amin, vitamin A,B,C còn có tác dụng dưỡng máu, nhuận tràng.
  •  Chất dầu trong vừng tương đối nhiều, có tác dụng  nhuận tràng, vì vậy những trẻ hằng ngày đi đại tiện lỏng, đi nhiều lần nên ăn ít vừng, với trẻ tì vị yếu, tiêu hóa kém không nên cho ăn vừng và các chế phẩm từ vừng.
  • Không nên cho bé ăn hạt vừng nguyên vẹn. Vì bên ngoài hạt vừng có một lớp vỏ cứng khó tiêu hóa, chỉ khi giã nhỏ trẻ mới hấp thu được nhiều dinh dưỡng.(Theo cuốn “101 thực đơn dinh dưỡng khoa học” của tác giả Liên Hoa.)

CON TRÙNG TRỤC

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là : 7.03mg 
  • Mẹ lưu ý ngoài 1 tuổi mới  nên cho bé ăn con trùng trục và khi ăn hãy theo dõi phản ứng của bé vì đây là thực phẩm dễ gây dị ứng.

TIM GÀ

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 6.59 mg 
  • Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
  • Tuần không quá 2 ngày.
  • Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
  • Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

GAN LỢN

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:5.76 mg 
  • Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
  • Tuần không quá 2 ngày.
  • Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
  • Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng. (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

CÙI DỪA GIÀ

Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:5.00 mg

ĐẬU HÀ LAN          

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:4.00 mg 
  • Gợi ý cho mẹ một số món nấu với đậu hà lan:

      Bột/cháo gà, đậu hà lan và hạt sen

      Bột/cháo heo, tôm, cà rốt và đậu hà lan   

(Theo B.s Nguyễn Thị Hoa – trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi đồng I – TP HCM)

ĐẬU TƯƠNG

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 3.8 mg 
  • Không dùng đậu tương cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Đậu tương là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Đậu tương sống hoặc rang đều không được cho trẻ ăn vì khó tiêu hóa.
  • Tuy giá trị dinh dưỡng của đậu tương rất cao nhưng không ăn sống được vì không những ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng mà còn dễ gây đầy bụng.
  •  Gợi ý cho mẹ các món nấu cùng đậu tương :

 Món bánh gạo thơm, trứng gà và đậu tương .

 Món canh đậu tương xương sườn.

Món nước đậu nành bí đỏ.

(Theo cuốn “101 thực đơn dinh dưỡng khoa học” của tác giả Liên Hoa.)

LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ

  • Từ 7.5 tháng bé có thể ăn lòng đỏ trứng
  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:3.7 mg  
  •  Lòng đỏ trứng là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Lòng đỏ trứng bé ăn không quá 4-5 lòng đỏ/tuần cho bé dưới 1 tuổi
  • Cách bảo quản trứng:

Trứng nên bảo quản ở nhiệt độ dưới 20°C, TỐT NHẤT LÀ trong tủ lạnh (KHÔNG để ở cửa tủ lạnh nhé), lưu trữ lên đến 3 tuần (nhớ check ngày hết hạn nhé). Một lí do KHÔNG nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng vì theo GS. Adabi một lượng lớn vitamin E có thể bị mất khi bảo quản trứng ở 25ºC.

Một cách bảo quản khác, nếu các bạn không có tủ lạnh hay không thích để tủ lạnh, bạn nên dùng dầu đậu nành quét lớp mỏng quanh vỏ trứng bạn có thể giữ trứng ở nhiệt độ phòng 25°C, mà chất lượng ko thay đổi.

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

SƯỜN LỢN

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:3.6 mg.
  • Từ 6 tháng hoặc sau 1 đến 2 tuần đầu tiên ăn dặm bé đã có thể ăn thịt lợn.
  • Mẹ nên cho bé ăn 2 -3 ngày thịt lợn/ tuần.

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

SỮA BỘT TOÀN PHẦN

  •  Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là : 3.34 mg
  •  Sữa mẹ là dòng sữa duy nhất, quý giá mà mẹ có thể dành tặng cho bé khi chào đời. Khuyến khích cho các bé bú ngay mới sinh và kéo dài ít nhất đến 6 tháng tuổi, hoặc 1 tuổi, 2 tuổi hoặc xa hơn.
  •  Sữa công thức là sữa được làm gần giống với sữa mẹ về các mặt dinh dưỡng. Nhưng thiếu các yếu tố miễn dịch so với sữa mẹ.
  • Trong trường hợp bé không thể bú sữa mẹ 0-6 tháng, sữa công thức có thể dùng cho các bé ở độ tuổi trên.
  •  Sữa công thức chỉ được khuyên dùng khi bé không thể bú mẹ.
  • Lượng sữa bé cần mối ngày:

 Bé từ 5,5-7 tháng cần : 600-700ml sữa /ngày.            

  Bé từ 7-12 tháng cần  : 560-600ml sữa /ngày.

Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn (Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

PHO MAT

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là : 3.11 mg
  • Từ 7,5 tháng bé đã ăn được Phomat
  • Lượng ăn: 30gr/ngày, không quá 4 ngày/ tuần
  • Hướng dẫn mẹ cách chọn phomat cho bé:

_ Đọc thành phần dinh dưỡng (nutrition information) chú ý lượng muối trong 100 gram.

_ Chọn loại có lượng muối < 1.8 gram /100 gram cho các bé dưới 2 tuổi.

_ Không chọn sản phẩm phô mai dạng kem tươi.

_ Có thể chọn phô mai dạng mềm hoặc cứng.

_ Không chọn phô mai có bổ sung thêm 1 số thành phần khác như dạng phô mai xanh (có màu xanh trên miếng phô mai).

_ Phô mai làm từ sữa dê là không tốt hơn làm từ sữa bò về mặt dinh dưỡng, cả hai là như nhau.

_ Các bé có tiền sử dễ dị ứng thì nên tránh dùng loại từ sữa dê.

_ Không nên chỉ đọc trên nhãn hiệu ghi là tốt cho bé (VD. giàu canxi, mùi nhẹ, ít muối hoặc sản phẩm ghi là thích hợp cho bé nhỏ tuổi), TỐT NHẤT là nên đọc bảng thành phần dinh dưỡng .

Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn (Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

THỊT CỪU

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 2.9 mg

GAN GÀ

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 2.67 mg .
  • Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
  • Tuần không quá 2 ngày.
  • Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
  • Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

THỊT LỢN NẠC

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:2.5 mg 
  • Từ 6 tháng hoặc sau 1 đến 2 tuần đầu tiên ăn dặm bé đã có thể ăn thịt lợn.
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Mayo Clinic nên chọn thịt lợn phần mông trên (Top round), mông dưới (bottom round), thịt thăn ngoại trên (Top sirloin), thăn nội (tenderloin). Đây là những phần nhiều chất dinh dưỡng, ít béo, dễ tiêu hóa cho các bé dưới 1 tuổi.
  • Mẹ nên cho bé ăn 2 -3 ngày thịt lợn/ tuần.

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

BỘT MÌ         

Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 2.5 mg

QUẢ ỔI

Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 2.4 mg

THỊT BÒ

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 2.2 mg 
  • Thịt bò là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Từ 6 tháng hoặc sau 1 đến 2 tuần đầu tiên ăn dặm bé đã có thể ăn thịt bò.
  •  Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Mayo Clinic nên chọn thịt  bò phần mông trên (Top round), mông dưới (bottom round), thịt thăn ngoại trên (Top sirloin), thăn nội (tenderloin). Đây là những phần nhiều chất dinh dưỡng, ít béo, dễ tiêu hóa cho các bé dưới 1 tuổi.
  • Mẹ nên cho bé ăn 2 -3 ngày thịt  bò/ tuần.

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

GẠO NẾP CÁI

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 2.2 mg. 

HẠT LẠC

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:1.9 mg (Theo cuốn “ Bảng thành phần các chất dinh dưỡng thông dụng trong thực phẩm Việt Nam”của Viện Dinh Dưỡng)
  • Lạc là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng (do Viện Da liễu Trung ương công bố) nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Bé có thể ăn lạc sau 1 tuổi.
  • Mẹ nên nên rang chín hạt lạc rồi cà nhuyễn như bột cho vào thức ăn cho bé.
  • Lượng ăn: 3-4 lần/tuần là được và lượng hạt ăn dặm = chiều dài ngón cái của bé.

(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

GẠO TẺ

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 1.9 mg. 

TIM BÒ

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:1.7 mg 
  • Từ 12 tháng bé đã ăn được thịt nội tạng.
  • Tuần không quá 2 ngày.
  • Mặc dù thịt nội tạng có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tốt nhất là không nên dùng quá nhiều 1 loại và vượt hơn 2 ngày/tuần vì sẽ gây gánh nặng lên thận bé.
  • Nên chọn thịt nội tạng có nguồn gốc rõ ràng, hoặc từ động vật (đặc biệt gia súc chăn nuôi) được nuôi sạch hoặc tại gia đình vì nếu gia súc được nuôi sử dụng thức ăn không sạch chứa nhiều chất tăng trưởng thì không nên dùng nội tạng của chúng.

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

LƯƠN

  •  Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 1.62 mg
  • Từ 7,5 tháng bé có thể ăn các món từ lươn
  •  Cách chọn: 

    ? Mẹ nên chọn những con lươn lươn to, dài vừa phải, lưng đen, bụng vàng ánh. Loại này là lươn đồng, thịt thơm, ngon không phải lươn nuôi, thịt bở, tanh.

  •  Vì trong lươn đã có sẵn chất béo không bão hòa poly tốt cho não bộ, nên trong quá trình chế biến các món lươn mẹ không cần hoặc hạn chế nêm dầu ăn. 
  •  Cách sơ chế như sau:

?Khi mua lươn về mẹ có thể ngâm lươn vào nước vo gạo khoảng 1 buổi để sạch ruột lươn. Tuy nhiên, nếu không có thời gian mẹ có thể làm lươn ngay.

 ? Tay trái mẹ nắm đầu lươn, tay phải kẹp chặt lươn và tuốt trong hợp nước cốt chanh và muối. Mẹ tuốt đi tuốt lại nhiều lần cho tới khi lươn hết nhớt thì rửa lại bằng nước sạch. Mẹ chờ một lúc cho máu lươn đông lại thì mổ.

 ?  Để mổ lươn mẹ có thể dùng dao nhọn hay cật tre già rạch từ đầu lượn một đường thẳng, bỏ lòng.

 ?  Lọc thịt lươn, mẹ có hai lựa chọn là lọc sống hoặc lọc chín. 

  ? Thịt chín: hấp hoặc luộc lươn chín tới, vớt ra, dùng đũa kẹp từ cổ lươn, kéo mạnh xuống thịt sẽ tách ra nhanh chóng. Lưu ý, với lươn đã chín, mẹ tránh làm rớt nước lã vào khiến lươn bị tanh. 

  ? Thịt sống: dùng dao sắc cắt từng bên phía dưới đầu lươn một chút, rồi lạng theo xương lươn, chúng ta sẽ tách ra được từng bên.

THỊT GÀ

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:1.36 mg 
  • Từ 7.5-8 tháng bé đã ăn được thịt gà.
  • Thịt gà là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng (do Viện Da liễu Trung ương công bố) nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Chọn gà mái tơ hoặc gà chỉ đẻ 1 lứa – nhìn vào phần màu vàng dưới chân gà, nếu dày thì gà đã đẻ nhiều lứa.
  • Nếu mua gà trong siêu thị: Chọn phần ức gà và đùi gà: đây là những phần giàu kẽm, protein, ít chất béo.

_ Chọn dạng fillet, bỏ xương và da.

_ Lúc chọn thịt gà: nên chọn thịt hồng tươi, không bị tái, không bị bở

_ Tuần khuyên dùng 1-2 bữa/tuần

 (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

CÁ CHÉP

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 1.48 mg.
  • Cá đồng có thể giới thiệu sau 7.5 tháng tuổi.
  • Tuần khuyên 3 ngày/cá [trong đó ít nhất là 2 ngày/tuần có cá chép/thu/hồi/lươn để cung cấp DHA/EPA cho bé phát triển não bộ].

(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

THỊT VỊT

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:1.36 mg 
  •  Từ 7.5-8 tháng bé đã ăn được thịt vịt. (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)
  • Gợi ý mẹ một số món ăn từ vịt cho bé:

   Cháo thịt vịt khoai sọ

    Cháo thịt vịt đậu, cô ve, hạt sen

CUA BIỂN

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là: 1.4 mg.
  • Cua là thực phẩm nằm trong 36 dị nguyên dễ gây dị ứng (do Viện Da liễu Trung ương công bố) nên với bé có cơ địa bị dị ứng mẹ nên chú ý khi cho bé ăn thực phẩm này.
  • Cua biển bé có thể ăn sau 9 tháng tuổi.
  • Tuần ăn không nên quá 2 ngày/tuần
  • Cua biển chỉ ăn phần thịt trắng, không ăn gạch cua, nên hấp nguyên con (sau khi bỏ gạch) và xé nhỏ thịt trắng của cua và chế biết nấu súp hoặc xào.

(Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child).

RAU NGÓT

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là : 0.94 mg 
  • Lượng rau bé từ 6-18 tháng tuổi nên ăn mỗi bữa: 20gr/bữa
  • Gợi ý cho mẹ các món nấu cùng rau ngót:

Món bột thịt lợn rau ngót.

Món bột/ cháo gà rau ngót.

Món cháo đậu phụ rau ngót

RAU CẢI XANH

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:0.9 mg 
  • Lượng rau bé từ 6-18 tháng tuổi nên ăn mỗi bữa: 20gr/bữa

CÀ RỐT

  • Hàm lượng Kẽm trong 100g thực phẩm là:1.10 mg
  • Từ 6 tháng bé đã có thể ăn cà rốt.
  • Cà rốt còn nằm trong nhóm thực phẩm có chất chống oxy hóa từ rau củ.
  • Mẹ có thể dùng cà rốt (dạng xay nhuyễn trong thực hành ăn dặm), nhưng không khuyến khích dùng nước ép cà rốt cho bé.
    (Theo B.s Dinh dưỡng Anh Nguyễn – Giám đốc bộ phận tư vấn nhi khoa của HIDADDI Nutrition for Family & Child)

 

Mẹ có thể tham khảo Thực phẩm giàu Canxi dành cho bé tại đây

 

 

 

MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
02
VỪNG
03
CON TRÙNG TRỤC
04
TIM GÀ
05
GAN LỢN
06
CÙI DỪA GIÀ
07
ĐẬU HÀ LAN          
08
ĐẬU TƯƠNG
09
LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ
010
SƯỜN LỢN
011
SỮA BỘT TOÀN PHẦN
012
PHO MAT
013
THỊT CỪU
014
GAN GÀ
015
THỊT LỢN NẠC
016
BỘT MÌ         
017
QUẢ ỔI
018
THỊT BÒ
019
GẠO NẾP CÁI
020
HẠT LẠC
021
GẠO TẺ
022
TIM BÒ
023
LƯƠN
024
THỊT GÀ
025
CÁ CHÉP
026
THỊT VỊT
027
CUA BIỂN
028
RAU NGÓT
029
RAU CẢI XANH
030
CÀ RỐT
TAGS
chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay