CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA BÉ TỪ 1-12 THÁNG

NGÀY ĐĂNG: 18/11/2019
MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ NHẤT
02
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ HAI
03
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ BA
04
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ TƯ
05
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ NĂM
06
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ SÁU
07
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ BẢY
08
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ TÁM
09
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ CHÍN
010
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI
011
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI MỘT
012
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI HAI
Con yêu khỏe mạnh và phát triển tốt luôn là mong mỏi của bậc làm cha mẹ. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến ba mẹ luôn băn khoăn tự hỏi rằng chỉ số phát triển con mình có được tốt hay không? Ba mẹ đừng quá lo lắng hãy cùng Mabu dinh dưỡng đi […]

Con yêu khỏe mạnh và phát triển tốt luôn là mong mỏi của bậc làm cha mẹ. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến ba mẹ luôn băn khoăn tự hỏi rằng chỉ số phát triển con mình có được tốt hay không? Ba mẹ đừng quá lo lắng hãy cùng Mabu dinh dưỡng đi tìm hiểu chỉ số phát triển thể chất của bé trong 1 năm đầu đời nhé!

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ NHẤT

  • Chiều cao:

– Bé gái: 53.7cm

– Bé trai: 54.7cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 4.2kg

– Bé trai: 4.5kg

  •  Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 36.5cm

– Bé trai: 37.3cm

  • Cột mốc phát triển

– Nhấc được đầu lên chốc nhát

– Có phản xạ nắm tay

– Nhận ra giọng mẹ:Ngay từ khi sinh ra, bé đã phân biệt được giọng nói.

– Thực ra bé rất khó tính với vị: nụ vị giác của bé đã bắt đầu hình thành từ tuần thứ 6 của thai kỳ.

– Phán đoán: Bạn hãy nói chuyện để trẻ biết bạn sẽ làm gì.

– Bú ti: đó là hành động phản xạ để sinh tồn.

– Khóc: bé thể hiện mình đang đói hoặc khó chịu.

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Đầu bé mềm

– Không thể cầm nắm được bất kì thứ gì.

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập thính giác: mẹ nên nói chuyện với bé trước khi hành động để giúp bé rèn luyện năng lực dự đoán ngay từ lúc mới sinh.

– Luyện tập vận động: tập cho bé nắm chặt và xòe tay, giúp bé dùng tay điều khiển được đồ vật.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ HAI

  • Chiều cao:

– Bé gái: 57.1cm

– Bé trai: 58.4cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 5.1kg

– Bé trai: 5.6kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 38.3cm

– Bé trai: 39.1cm

  • Cột mốc phát triển

– Biết âm ê, kêu la

– Biết thè lưỡi

– Bắt vùng vỏ não trước trán làm việc: các khớp thần kinh tăng lên.

– Bé có thể được bế dựng

– Bé có thể ghi nhớ: trí nhớ làm việc, hoạt động

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Bé không có phản xạ với âm thanh.

– Không giữ được đầu.

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập thị giác: mẹ tập cho bé nhìn chăm chú, bé rất thích nhìn đồ vật mẹ nhé.

– Luyện tập vận động: luyện tập cho bé nằm sấp, tập ngẩng đầu, đó là bước đệm giúp bé tập bò.

– Luyện tập bắt chước: giúp bé nâng cao năng lực diễn đạt và cảm tính.

  1. Mẹ hãy ngồi chính diện để bé nhìn rõ biểu cảm, hành động của mẹ
  2. Nếu bé không bắt chước, hãy xoa đầu., xoa tay để bé có thể dần dần bắt chước.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ BA

  • Chiều cao:

– Bé gái: 59.8cm

– Bé trai: 61.4cm

  • ­Cân nặng

– Bé gái: 5.8kg

– Bé trai: 6.4kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 39.5cm

– Bé trai: 40.5cm

  • Cột mốc phát triển

– Nâng đầu được khoảng 40° khi nằm sấp

– Nhìn chăm chú vào bàn tay: đó là biểu hiện của phát triển tâm hồn

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Không nhìn theo một vật di chuyển

– Không ngẩng được đầu khi nằm sấp

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập thị giác: Luyện nhìn cho bé

– Mẹ tập cho bé nhìn chăm chú vào một đồ vật, rồi từ từ di chuyển đồ vật để bé tập nhìn.

– Luyện tập trí nhớ: trò chơi ú òa

Trò chơi ú òa giúp bé có thể giúp bé nhớ được điều mình vừa thấy mà tự dưng lại không thấy nữa, nhằm luyện tập cho trẻ sự ghi nhớ của vừng vỏ não trước chán. Bé thường sớm quên những đồ vật mà chúng lâu không nhìn thấy. Nhưng luyện tập trò chơi này bé sẽ dần nhớ được , sự ghi nhớ đó được lưu trữ ở vùng vỏ não trước trán. Trong lúc luyện tập như vây, các tế bào thần kinh sẽ làm việc. Đây là trí nhớ tạm thời, người ta gọi là “trí nhớ làm việc”.

– Luyện tập vận động: vận động xoay

Mẹ để bé nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng xoay đầu trẻ sang ngang. Ấn nhẹ vào mông để giục bé lật người. Nếu trẻ nằm sấp rồi hãy xoa nhẹ từ gáy xuống lưng trẻ, cho trẻ ngẩng mặt lên.

– Luyện tập cảm giác: xây dựng nhịp sinh học cho bé

Xây dựng cho bé nề nếp ngủ:Một đứa trẻ mới sinh ra chưa rành mạch thời gian ngủ và thời gian thức nên lúc này bé không có hề sinh hoạt theo nhịp điệu. Mẹ cần kéo dài thời gian thức vào ban ngày cho bé, để có thể có nhịp điệu sống phù hợp với thời gian 24 giờ.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ TƯ

  • Chiều cao:

– Bé gái: 62.1cm

– Bé trai: 63.9cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 6.4kg

– Bé trai: 7kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 40.6cm

– Bé trai: 41.6cm

  • Cột mốc phát triển:

– Có thể ngóc đầu khoảng 90º khi nằm sấp

– Có thể nghiêng người sang bên.

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Không cừời

– Không tạo ra âm thanh

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập vận động: Mẹ đặt tay lên cổ rồi từ từ xoay mặt bé sang ngang để cổ không phải chịu lực nặng.

  1. Chờ bé lật người một cách tự nhiên
  2. Khi bé lật người, hãy xác nhận xem bé có dễ thở hay không, say đó vuốt nhẹ từ phần gáy xuống dọc sống lưng bé.
  3. Kết thúc hay cho bé ngẩng cổ lên ở tư thế giống như tượng nhân sư, rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.

– Luyện tập vận động: luyện tập khi thay bỉm là cách dạy bé nằm im

Đến giai đoạn này, bé rất hiếu động, luôn hoạt động cả chân tay dù đang thay bỉm. Mẹ hãy dạy cho bé cố gắng không giẫy dụa. Mẹ có thể dùng các từ: “ không được cử động nhé” hoặc “ nằm im con ơi”. Nếu bé khồng ngừng giẫy dụa mẹ hay nghiêm khắc và nói “ không được” rồi dùng tay giữ chân bé để bé không cự quậy được. Trong lúc đó, nhanh chóng thay bỉm cho bé và kết thúc bằng câu nói “ con nằm im ngoan quá” và xoa chân khích lệ bé.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ NĂM

  •   Chiều cao

– Bé gái: 64cm

– Bé trai: 65.9cm

  •  Cân nặng

– Bé gái: 6.9kg

– Bé trai: 7.5kg

  •  Kích thước vòng đầu

– Bé gái: 41.5cm

– Bé trai: 42.6cm

  •  Cột mốc phát triển

– Đưa tay lên miệng

– Biết lẫy

– Có thể hội thoại bằng ngôn ngữ của trẻ con.

– Bé có thể khóc với tiếng to và dài hơi hơn.

– Bé biết cười

  • Cảnh báo về mốc phát triển

– Không lăn được người sang các phía

– Bàn tay cứng và không linh hoạt.

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập từ ngữ: trò chơi hội thoại

Từ 5 tháng bé sẽ biết phát ra âm thanh như: “a…” hay “ba”, chúng ta hãy bất đầu chơi trò bắt chước với bé. Lúc này mẹ có thể lặp đi lặp lại các chữ cái nhứ: a, ô, ư… Nếu mẹ khiến bé bắt chước lặp đi lặp lại nhiều lần bé sẽ sớm phát âm được. Lúc này nếu bé nói “ma” mẹ hãy nói “mama” rồi chỉ vào mình để giúp bé dần hình thành mối liên hệ giữa những từ nói ê a với những từ có ý nghĩa.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ SÁU

  • Chiều cao:

– Bé gái: 65.7cm

– Bé trai: 67.6cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 7.3kg

– Bé trai: 7.9kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 42.2cm

– Bé trai: 43.3cm

  • Cột mốc phát triển

– Ngồi không cần tựa

– Chuyển đồ vật qua lại giữa 2 tay

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Không thể ngồi dù có điểm tựa

– Không đưa tay lên miệng

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập vận động: Luyện tập cách ngã

  1. Trẻ mới biết ngồi chưa thể giữ vững được tư thế và lấy được thăng bằng nên chưa thể ngồi yên được. Lúc này, chúng ta hãy luyện tập cho trẻ cách nằm ngang ra khi mỏi.
  2. Đặt bé ngồi để hai lòng bàn tay bé xòe ra, chạm sàn rồi vỗ nhẹ vào phía trong khuỷu tay.
  3. Cho bé luyện tập để có thể cổ tay ra chống lấy cơ thể khi khuỷu tay bị chùng, nửa người bị ngửa ra sau.

– Luyện tập vùng vỏ não trước trán: Bài tập cầm đồ vật

 Nếu bé đã nắm chặt được đồ và chạm từng ngón tay vào ngón tay( chạm chính xác), mẹ nên bắt đầu dạy bé cầm bằng hai ngón tay-động tác căn bản để sử dụng dụng cụ bằng tay. Mẹ nên ngồi cùng hướng với bé, sau đó cho bé xem cách mẹ cầm đồ vật để bé bắt chước. Nếu thấy bé làm theo mẹ hãy để tự bé cầm bằng nhiều ngón. Để bé tự quyết định sẽ gập ngón tay nào  rồi vừa nhìn cử động của ngón tay vừa cầm vật, như vậy thì không chỉ vùng vận động mà còn cả vùng vỏ não trước trán của bé cũng làm việc. Mẹ hãy kiên trì luyện tập để bé tự mình suy nghĩ xem sẽ sử dụng ngón nào.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ BẢY

  • Chiều cao

– Bé gái: 67.3cm

-Bé trai: 69.2cm

  • ­ Cân nặng

 – Bé gái: 7.6kg

– Bé trai: 8.3kg

  •   Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 42.8cm

– Bé trai: 44cm

  • Cột mốc phát triển

– Giãy lên khi bị giữ chân

  •  Cảnh báo về mốc phát triển

– Không nắm đồ vật được đặt trên bàn tay

– Không cười một cách bình thường

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập vận động, từ ngữ: vận động các ngón tay giúp bé sử dụng linh hoạt các đầu ngón tay.

Nếu bé đã ngồi vững hãy tạo hứng thú cho bé bằng các trò chơi sử dụng tay nhiều hơn mức đã làm từ trước đến giờ. Giai đoạn này, mẹ hãy dạy bé cách cử động độc lập ngón tay cái và bốn ngón tay còn lại. Đây là bài tập để bé nắm chính xác đồ vật. Mẹ hãy lần lượt gập từng ngón tay cho bé xem rồi cho bé bắt chước. Đồng thời hãy nói tên của các ngón tay cho bé nghe như “đây là ngón cái” rồi sờ vào ngón cái để bé đồng thời nhớ được cả tên gọi, như vậy mẹ có thể kích thích tổng hợp lên cả vùng vận động và vùng ngôn ngữ cho bé.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ TÁM

  • Chiều cao:

– Bé gái: 68.7cm

– Bé trai: 70.6cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 7.9kg

– Bé trai: 8.6kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 43.4cm

– Bé trai: 44.5cm

  • Cột mốc phát triển

– Đưa tay ra với đồ vật ở tầm xa

– Hiểu ý nghĩa của từ “ Không”

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Không thể ngồi mà không có sự hỗ trợ

– Không nhìn theo hướng đồ vật được chỉ.

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập cảm giác: Trò chơi với ba màu cơ bản

 Khi mẹ dạy cho bé về màu sắc, hãy bắt đầu từ những màu sắc nét như đỏ, xanh lá cây, xanh dương – “ba màu cơ bản của ánh sáng trực tiếp”. Trước tiên, mẹ hãy chuẩn bị các khối màu: đỏ, xanh lá cây, xanh dương rồi nói cho bé tên của các màu để bé nhớ màu và tên gọi của nó. Mẹ cũng có thể lấy ví dụ màu sắc của các đồ vật quen thuộc cho bé.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ CHÍN

  • Chiều cao:

– Bé gái: 70.1cm

– Bé trai: 72cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 8.2kg

– Bé trai: 8.9kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 43.8cm

– Bé trai: 45cm

  • Cột mốc phát triển

– Dùng ngón trỏ và ngón cái để cầm đồ vật

– Ngồi vững

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Chân yếu chưa thể đứng

– Không cố gắng nhắc lại từ

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập ghi nhớ: Tay nào có tay nào không

Mẹ ngửa hai lòng bàn tay, để một vật gì đó vào một bên tay và cho trẻ xem. Khi thấy bé đã xem kỹ nắm tay lại và hỏi: “tay nào có?” rồi bảo bé chỉ ta. Lúc đầu mẹ hãy để cho bé nhìn thật kỹ để ghi nhớ nhưng sau đó khi đã quen, mẹ rút ngắn từng chút thời gian cho bé nhìn. Trong khoảng thời gian ngắn mà bé đã ghi nhớ được có nghĩa não bé làm việc rất nhanh. Bé có thể ghi nhớ để phản ứng nhanh được là do sự rèn luyện của bộ não. Mẹ nên luyện tập nhiều lần bài tập này và không nên nóng vội.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI

  • Chiều cao:

– Bé gái: 71.5cm

– Bé trai: 73.3cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 8.5kg

– Bé trai: 9.2kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 44.2cm

– Bé trai: 45.4cm

  • Cột mốc phát triển

– Bé chuyển từ nằm sấp sang ngồi

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Bé không biết trườn

– Bé chưa biết ngồi

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập vùng vỏ não trước trán: Trẻ ăn ngon miệng sẽ giúp vùng vỏ não trước trán của bé linh hoạt hơn.

Điều quan trọng khi ăn là thấy ngon miệng. Do vậy, mẹ nên để bé “nhìn” thức ăn, “ngửi” mùi vị rồi “thưởng thức” bằng lưỡi. Nếu bé vừa ăn vừa được kích thích các cảm giác này thì não bộ sẽ cảm thấy ngon hơn, vùng vỏ não trước trán của bé linh hoạt để tập trung vào việc ăn. Nếu bé có vẻ không thích ăn nữa, mẹ  hãy nói “con no bụng rồi nhỉ?” rồi dừng bữa. Biết được thời điểm bé không nên ăn nữa cũng là một cách chống béo phì hoặc chống biếng ăn ở trẻ.

– Luyện tập vận động: bài tập bò

Bò là vận động mà bé chống cả hai tay, hai chân xuống đất nên thường bị xem nhé. Nhưng đây thực chất là một vận động cao cấp vì bé cần vận động đồng thời nhiều hoạt động của bộ não như dùng lực của mình để nâng đỡ cơ thể , điều chỉnh tầm nhìn tiêu điểm phù hợp với vận động của cơ thể, đảm bảo tư thế phù hợp với chuyển động thẳng… Nếu bé đã bò thành thạo thị mẹ hãy gấp chăn để tạo mặt gồ ghề giống như dốc rồi cho bé bò lên.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI MỘT

  • Chiều cao:

– Bé gái: 72.8cm

– Bé trai: 74.5cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 8.4kg

– Bé trai: 9.4kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 44.6cm

– Bé trai: 45.8cm

  • Cột mốc phát triển

– Bước được một, hai bước khi có người đỡ.

– Lắc đầu khi nói “ không”

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Không có phản ứng khi được gọi tên và những yêu cầu đơn giản

– Không thể vịn để đứng

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập ghi  nhớ: chơi với đồ chơi

 Mẹ chọn một món đồ chơi bé thích, rồi để ở một chỗ  quy định và nói với bé “mẹ để ở đây nhé”, nếu hôm sau bé muốn chơi tiếp món đồ chơi đó bé phải nhớ nơi cất. Như vây, đồng thời với việc rèn luyện trí nhớ làm việc giúp bé nắm được “lựa chọn loại trừ” như việc lựa chọn ra món đồ mình thích.

 

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI HAI

  • Chiều cao:

– Bé gái: 74cm

– Bé trai: 75.7cm

  • Cân nặng

– Bé gái: 8.9kg

– Bé trai: 9.6kg

  • Kích thước vòng đầu:

– Bé gái: 44.9cm

– Bé trai: 46.1cm

  • Cột mốc phát triển

– Có thể đứng lên ngồi xuống

– Hiểu và đáp lại được vài từ.

  • Cảnh báo về mốc phát triển:

– Không thể bước một mình

– Không thể nói từ đơn giản

  • Bài tập cho bé

– Luyện tập vận động: Tập dẫm chân, để bé đi đúng cách và rèn luyện cảm giác lòng bàn chân

  1. Cho bé đứng vịn vào bàn
  2. Dùng tay ấn mu bàn chân bé xuống.
  3. Nới lỏng lực ở tay để bé nâng gót chân lên. Lúc này phần vòng cong dẫm chắc lên sàn nhà.

 

Mẹ có thể tham khảo thêm về Những điều mẹ cần biết trước khi bé bắt đầu ăn dặm tại đây

MỤC LỤC
01
Mở đầu
01
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ NHẤT
02
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ HAI
03
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ BA
04
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ TƯ
05
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ NĂM
06
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ SÁU
07
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ BẢY
08
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ TÁM
09
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ CHÍN
010
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI
011
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI MỘT
012
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ Ở THÁNG THỨ MƯỜI HAI
TAGS
chủ đề mẹ quan tâm
Theo dõi chúng tôi
Mua hàng ngay